6 bước giúp ngăn ngừa cơn chóng mặt tái phát

PGS.TS.BS. Nguyễn Đức Thuận
Chuyên gia viết bài: PGS.TS.BS. Nguyễn Đức Thuận
Phó chủ nhiệm khoa Thần kinh – Bệnh viện Quân Y 103
  • Ngày cập nhật: 12/9/2024

Đôi khi chóng mặt tái phát một cách bất ngờ khiến bạn cảm thấy khó chịu, lo sợ thậm chí tổn thương thứ phát. Dù điều trị mang lại hiệu quả và được dung nạp tốt, một số người vẫn bị chóng mặt tái phát. 

Tuỳ theo nguyên nhân sẽ có phương pháp ngăn ngừa tránh tái phát đặc hiệu. Nhưng dưới đây là các thông tin quan trọng để giúp bạn phòng ngừa cơn chóng mặt tái phát nói chung một cách hiệu quả.

1. Tuân thủ điều trị

Trước hết, việc tuân thủ phác đồ điều trị là vô cùng quan trọng. Tái cân bằng hệ thống tiền đình là chìa khóa để kiểm soát và ngăn ngừa chóng mặt do rối loạn tiền đình. Các phương pháp điều trị bao gồm vật lý trị liệu, dùng thuốc, tâm lý trị liệu, hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ có thể giúp ngăn các triệu chứng quay trở lại. Tôi khuyên các bạn hãy cố gắng tuân thủ thật nghiêm túc kế hoạch điều trị để đạt được hiệu quả mong muốn.

2. Chăm chỉ tập luyện đều đặn

Tiếp theo, tập luyện đều đặn rất có lợi. Tôi thường hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình, bao gồm các động tác của đầu, mắt và đi bộ. (Video một số bài tập đơn giản) Các bài tập không chỉ giúp rèn luyện não bộ thích nghi dần với cảm giác gây chóng mặt, mà còn có thể cải thiện khả năng giữ thăng bằng và giảm tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của các cơn chóng mặt. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn các bài tập phù hợp với từng tình huống cụ thể.

3. Kiểm soát tốt các bệnh kết hợp

Nếu bạn đang có bệnh đồng mắc/ kết hợp, chẳng hạn như tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc cholesterol cao, nguy cơ chóng mặt tái phát cũng sẽ cao. Việc kiểm soát tốt những bệnh này góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa chóng mặt tái phát. Tôi luôn nhấn mạnh với mọi người rằng sức khỏe tổng thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng chóng mặt.

4. Thực hành các phương pháp chánh niệm và thư giãn

Qua nhiều năm làm việc, tôi nhận thấy thực hành các kỹ thuật thư giãn có thể giúp cân bằng cuộc sống và giảm stress – một yếu tố góp phần gây chóng mặt. 

Chánh niệm là phương pháp tập trung vào suy nghĩ, cảm xúc và môi trường xung quanh một cách khoa học và tích cực. Thực hành chánh niệm bằng cách tập trung vào hiện tại, chú ý đến các cảm giác trong cuộc sống hàng ngày, gọi tên các cảm xúc, nhận diện suy nghĩ của bản thân mà không phán xét. Xây dựng lối suy nghĩ tích cực, lạc quan và không sợ hãi trước mọi sự việc xảy ra, bình tĩnh, tập trung cao độ tìm ra cách giải quyết hợp lí nhất.

Dành thời gian để thực hành chánh niệm hoặc thiền, quán sát hơi thở yoga… giúp bạn sống trọn vẹn hơn trong từng khoảnh khắc và cân bằng hơn trong cuộc sống.

Thực hành các phương pháp chánh niệm và thư giãn

5. Duy trì lối sống lành mạnh, tránh sử dụng các chất kích thích

Lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng. Duy trì vóc dáng cân đối (kiểm soát cân nặng phù hợp) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung, và phòng ngừa chóng mặt nói riêng. Tôi thường khuyên người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế muối, caffeine và tránh sử dụng các chất có chứa cồn. Duy trì tập luyện thể dục đều, phù hợp hàng ngày. Những thay đổi nhỏ này có thể mang lại lợi ích lớn trong việc phòng ngừa chóng mặt.

6. Tránh các tác nhân gây chóng mặt

Cuối cùng, tôi muốn nhắc nhở các bạn về việc nhận biết và tránh các tác nhân gây chóng mặt. Mỗi người sẽ có các tác nhân gây chóng mặt khác nhau, có thể là mất ngủ, mất nước, điện giải hoặc căng thẳng, lo âu, thuốc…. Bằng cách chú ý và điều chỉnh sinh hoạt hằng ngày, các bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ bị chóng mặt.

Tôi hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình kiểm soát và phòng ngừa chóng mặt. Hãy nhớ rằng, mỗi bước tiến nhỏ đều quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ và trao đổi với bác sĩ, chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp và hỗ trợ bạn kiểm soát tình trạng này.

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

[1] NHS Inform. Vertigo.October 23, 2023. Accessed February 26, 2024. https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/ears-nose-and-throat/vertigo/

[2] Furman JM. UpToDate. Patient education: Vertigo (Beyond the Basics). December 14, 2023. Accessed February 26, 2024. https://www.uptodate.com/contents/vertigo-beyond-the-basics 

[3] Stanton M, Freeman AM. Vertigo. [Updated 2023 Mar 13]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482356/ 

[4] Penn Medicine (University of Pennsylvania). What is Benign Positional Vertigo? Last reviewed July 26, 2021. Accessed February 26, 2024. https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/benign-positional-vertigo 

[5]. Abbott. Acare. Why is adherence to treatment important in vertigo? Accessed February 26, 2024. https://acare.abbott.com/en/why-is-adherence-to-treatment-important-in-vertigo/

[6] Brain and spine Foundation. Vestibular rehabilitation exercises for people with dizziness and balance problems. Accessed February 26, 2024. https://www.brainandspine.org.uk/health-information/fact-sheets/vestibular-rehabilitation-exercises/ 

[7] Kundakci B, Sultana A, Taylor AJ, Alshehri MA. The effectiveness of exercise-based vestibular rehabilitation in adult patients with chronic dizziness: A systematic review. F1000Res. 2018;7:276. Published 2018 Mar 5. doi:10.12688/f1000research.14089.1

[8] Hoseinabadi R, Pourbakht A, Yazdani N, et al. The Effects of the Vestibular Rehabilitation on the Benign Paroxysmal Positional Vertigo Recurrence Rate in Patients with Otolith Dysfunction. J Audiol Otol. 2018;22(4):204-208. doi:10.7874/jao.2018.00087

[9] Sfakianaki I, Binos P, Karkos P, Dimas GG, Psillas G. Risk Factors for Recurrence of Benign Paroxysmal Positional Vertigo. A Clinical Review. J Clin Med. 2021;10(19):4372. doi:10.3390/jcm10194372

[10] Musleh A, Alshehri S, Qobty A. Hyperlipidemia and its relation with tinnitus: Cross-sectional approach. Niger J Clin Pract. 2022;25(7):1046-1049. doi:10.4103/njcp.njcp_1465_21

[11] Sreenivas V, Sima NH, Philip S. The Role of Comorbidities in Benign Paroxysmal Positional Vertigo. Ear Nose Throat J. 2021;100(5):NP225-NP230. doi:10.1177/0145561319878546

[12] Chen ZJ, Chang CH, Hu LY, et al. Increased risk of benign paroxysmal positional vertigo in patients with anxiety disorders: a nationwide population-based retrospective cohort study. BMC Psychiatry. 2016;16:238. Published 2016 Jul 15. doi:10.1186/s12888-016-0950-2

[13] Feng S, Zang J. The effect of accompanying anxiety and depression on patients with different vestibular syndromes. Front Aging Neurosci. 2023;15:1208392. Published 2023 Aug 1. doi:10.3389/fnagi.2023.1208392

[14] Cornforth E, Schramm K. Physical therapist’s beliefs, practice patterns and barriers to the incorporation of mindfulness meditation into management of individuals with chronic dizziness. Complement Ther Clin Pract. 2021;43:101387. doi:10.1016/j.ctcp.2021.101387

[15] Kim SK, Kim JH, Jeon SS, Hong SM. Relationship between sleep quality and dizziness. PLoS One. 2018;13(3):e0192705. Published 2018 Mar 7. doi:10.1371/journal.pone.0192705

[16] Gunes-Bayir A, Tandogan Z, Gedik-Toker Ö, Yabaci-Tak A, Dadak A. A Comparison Study of Nutritional Assessment, Diet and Physical Activity Habits, Lifestyle and Socio-Demographic 

Characteristics in Individuals with and without Dizziness/Vertigo. Nutrients. 2023;15(18):4055. Published 2023 Sep 19. doi:10.3390/nu15184055

[17] American Psychological Association. Mindfulness. American Psychological Association. Published 2022. https://www.apa.org/topics/mindfulness

[18] NHS. Mindfulness. NHS. Published September 14, 2022. https://www.nhs.uk/mental-health/self-help/tips-and-support/mindfulness/

VTM1329001 (v1.0)