Những câu hỏi thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ
Mục lục
- Bụng của tôi trở nên nặng nề và tôi luôn thường thở dốc khi đi lại. Tôi vẫn ổn phải không?
- Ngoài cảm giác mệt mỏi, tâm trạng của tôi vẫn tiếp tục thay đổi thất thường?
- Bụng của tôi đang phát triển lớn đến nỗi tôi không thể nhìn thấy ngón chân của mình, liệu tôi có bị tăng cân quá nhiều hay không? Điều này có lợi cho sức khoẻ của con tôi không?
- Tập luyện trong thai kỳ
- Những câu hỏi thường gặp
- Để bảo đảm thai kỳ an toàn, những điều bạn nên làm là
Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là thời kỳ đặc biệt quan trọng, thai nhi phát triển nhanh chóng và chuẩn bị cho sự ra đời. Đây cũng là lúc mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến sức khỏe và tâm lý để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn đầy thách thức. Dưới đây giải đáp cho các câu hỏi thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên ghi nhớ để đón bé yêu ra đời một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bụng của tôi trở nên nặng nề và tôi luôn thường thở dốc khi đi lại. Tôi vẫn ổn phải không?
Việc mang thai đòi hỏi bạn phải chuẩn bị cả thể chất lẫn cảm xúc, đặc biệt khi ngày sinh đang đến gần. Nhiều người sẽ cảm thấy không thoải mái do kích thước và tư thế của bé, hay thở gấp hoặc ợ nóng sau khi ăn. Nếu gặp phải các triệu chứng này, hãy yên tâm vì bạn vẫn đang rất ổn.
Gần đến ngày dự sinh, bạn nên đi khám thường xuyên hơn theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sức khỏe của con và các dấu hiệu chuyển dạ.
“Hãy nhớ rằng ngày dự sinh của bạn chỉ là một ước tính. Có thể sẽ không có dấu hiệu chuyển dạ nào dù ngày dự sinh đã đến. Khi đó, hãy gặp bác sĩ ngay để nhận được sự hỗ trợ.”
Ngoài cảm giác mệt mỏi, tâm trạng của tôi vẫn tiếp tục thay đổi thất thường?
Nồng độ nội tiết của bạn vẫn tăng đều đặn trong suốt thai kỳ để chuẩn bị cho sự sinh nở.
Sự thay đổi tâm trạng thất thường sẽ diễn ra tương tự như ba tháng đầu của thai kỳ (khi nồng độ nội tiết tăng nhanh). Một nguyên nhân khác cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và giấc ngủ của bạn chính là: càng đến gần ngày sinh, bạn sẽ vừa cảm thấy lo âu vừa phấn khích. Một số trường hợp bạn sẽ khó ngủ vì em bé vận động mạnh.
Bụng của tôi đang phát triển lớn đến nỗi tôi không thể nhìn thấy ngón chân của mình, liệu tôi có bị tăng cân quá nhiều hay không? Điều này có lợi cho sức khoẻ của con tôi không?
Trong ba tháng cuối, bạn có thể tăng 0,5 đến 1 kg mỗi tuần. Bạn có thể tăng trung bình khoảng dưới 14 kg trước khi sinh.
Cân nặng tăng lên đến từ trọng lượng của con, của chất béo thai kỳ mà bạn đã tích trữ, của nhau thai, nước ối, kèm theo sự gia tăng của thể tích máu và trọng lượng tử cung.
Tập luyện trong thai kỳ
• Hãy nhớ luôn luôn khởi động làm ấm cơ thể trước khi tập luyện và làm mát sau đó
• Cố gắng vận động thường xuyên, như đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.
• Tránh tập luyện nặng hoặc để nhiệt độ cơ thể tăng quá cao khi tập luyện.
• Nên uống nhiều nước, có thể uống thêm nước ép trái cây, sữa.
• Nếu bạn tập ở các trung tâm, hãy chắc chắn rằng hướng dẫn viên có đủ trình độ chuyên môn, biết rõ bạn đang mang thai và tuần thai hiện tại của bạn.
•Bơi là một hình thức tập luyện rất tốt vì nước sẽ nâng đỡ cơ thể nặng nề của bạn.
Những câu hỏi thường gặp
Vai trò của nội tiết trong ba tháng cuối của thai kỳ
• Nồng độ progesterone cao làm giãn dây chằng và khớp khắp cơ thể cho phép tử cung mở rộng hơn đủ để giữ một bào thai đủ tháng.
• Nội tiết khiến các ống dẫn sữa phát triển để chuẩn bị cho việc tiết sữa. Bạn có thể thấy rằng vú sẽ tiếp tục phát triển và trở nên nhạy cảm hơn, đau tức hơn.
Một số người có thể thấy sữa non rỉ ra trong ba tháng cuối của thai kỳ.
Làm thế nào để được một giấc ngủ ngon?
• Thử các tư thế ngủ khác nhau.
• Thư giãn trước khi ngủ bằng cách tắm nước ấm hoặc mát xa.
• Chuẩn bị phòng ngủ kỹ càng bằng cách điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, mở nhạc nhẹ hoặc các âm thanh tự nhiên (như tiếng nước chảy, sóng biển).
• Hãy thử áp dụng các kỹ thuật thư giãn đã học từ lớp học tiền sản.
• Nếu vẫn không thể ngủ được, bạn có thể đọc sách, xem ti vi, ăn nhẹ hoặc uống một ít sữa ấm. Hãy vận động, tập luyện trong ngày.
Cơ thể tôi sẽ thay đổi như thế nào trong ba tháng cuối của thai kỳ?
• Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn khi tử cung của bạn to ra và đè lên bàng quang
• Bệnh trĩ
• Em bé “tụt xuống”, hoặc di chuyển xuống dưới bụng. Cơn co Braxton Hicks hay còn được gọi là cơn co “thực tập”: các cơn co Braxton Hicks không theo khuôn mẫu bình thường, chúng giảm dần và mất đi khi bạn đi lại hoặc thay đổi tư thế.
• Sưng mắt cá chân, ngón tay và mặt (Nếu sưng quá mức, bạn nên liên hệ với bác sĩ vì sưng quá mức có thể là triệu chứng của tiền sản giật).
Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về dấu hiệu chuyển dạ hoặc thấy nước rỉ ra, bạn nên ngay lập tức liên hệ với bác sĩ.
Trong ba tháng cuối thai kỳ, con của tôi lớn như thế nào?
Đến tuần thứ 39, con của bạn dài khoảng 50,8 cm và nặng từ 2,7-4,1 kg hoặc có thể nhiều hơn. Bạn có thể biết các thông tin này qua kết quả siêu âm nhưng kết quả này cũng có thể sai lệch so với cân nặng thực tế của con.
Em bé có kích thước đầy đủ = Thai trung bình: 48 – 53 cm / 2,8 – 4 kg
Ở giai đoạn này, con của bạn sẽ có
• Lớp mỡ dưới da làm con trông rất múp míp và xinh xắn.
• Thính giác phát triển hoàn chỉnh.
• Phổi phát triển hoàn chỉnh đảm bảo nhịp thở đầu tiên của con sẽ chính thức bắt đầu ngay khi lọt lòng.
Hãy bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu mỗi ngày, bao gồm sắt. Bổ sung đủ sắt giúp ngăn thiếu máu là tình trạng liên quan đến mệt mỏi, sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Hỏi bác sĩ về việc bổ sung vitamin hoặc sắt hàng ngày trước khi sinh.
Để bảo đảm thai kỳ an toàn, những điều bạn nên làm là:
• Cố gắng không đứng lâu.
• Nghỉ ngơi khi bạn có thể.
• Hãy chắc chắn rằng bạn đang uống đủ nước và có một chế độ ăn lành mạnh, đa dạng.
•Chia nhỏ các bữa ăn. Trong ba tháng cuối, tử cung to lên đẩy dạ dày lên cao có thể khiến bạn mệt sau khi ăn no. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.
• Khi cảm thấy không thoải mái khi nằm ngủ vào ban đêm, hãy thử nằm nghiêng với một cái gối chèn giữa hai chân.
“Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về dấu hiệu chuyển dạ hoặc thấy nước rỉ ra, bạn nên lập tức liên hệ với bác sĩ.”
Hy vọng rằng với những giải đáp của a:care Việt Nam cho những câu hỏi thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp các mẹ trang bị thêm kinh nghiệm để sẵn sàng chào đón em bé bình an và khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: