Những câu hỏi thường gặp trong 3 tháng giữa thai kỳ

Trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ hay còn gọi là “thời kỳ vàng”, thai nhi đã vượt qua giai đoạn ốm nghén và mệt mỏi ban đầu, và bắt đầu trải qua sự phát triển quan trọng. Dưới đây a:care Việt Nam sẽ giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp trong 3 tháng giữa thai kỳ. Mẹ bầu cần chú ý để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh. 

Những triệu chứng và dấu hiệu bạn sẽ gặp trong 3 tháng giữa thai kỳ

1. Đau nhức – đau lưng, bụng, háng hoặc đùi.

2. Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay.

3. Da xung quanh núm vú sẫm màu.

4. Xuất hiện một đường sẫm màu trên da chạy từ rốn đến vùng lông mu.

5. Các đốm da sẫm màu xuất hiện ở má, trán, mũi hoặc môi trên. Các đốm này thường cân xứng ở cả hai bên trên gương mặt, và thường được gọi là “mặt nạ thai kỳ”.

 Ba tháng đầu thai kỳ có nhiều biến đổi về sinh lý và tâm lý với người phụ nữ

6. Xuất hiện các vết rạn da trên bụng, vú, đùi hoặc mông.

7. Ngứa trên bụng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Liên hệ với bác sĩ nếu ngứa kèm theo buồn nôn, giảm cảm giác ngon miệng, nôn, vàng da hoặc mệt mỏi vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng về gan.

8. Sưng mắt cá chân, ngón tay và mặt.

Tìm hiểu thêm: Những câu hỏi thường gặpba tháng đầu thai kỳ

Những câu hỏi thường gặp khi ở 3 tháng giữa thai kỳ

“Nếu bị sưng quá mức, bạn nên liên hệ với bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật.”

Tôi đã nôn nghén nặng trong ba tháng đầu, liệu tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài suốt giai đoạn còn lại của thai kỳ?

Bạn sẽ cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi chủ yếu trong ba tháng đầu của thai kỳ do nồng độ estrogen và progesterone tăng cao. Trong ba tháng tiếp theo, cơ thể của bạn sẽ quen dần nồng độ hai nội tiết này nên hầu hết phụ nữ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong ba tháng giữa của thai kỳ. Tuy nhiên nồng độ nội tiết cao vẫn có thể gây ra các triệu chứng trong suốt thai kỳ như táo bón, chảy nước mũi hoặc sung huyết mũi.

Bụng của tôi đang lớn lên rất nhanh khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Tôi phải làm sao?

Đối với phụ nữ có vóc dáng cân đối trước khi mang thai, các bạn có thể tăng trung bình 0,5 đến 1kg mỗi tuần trong ba tháng giữa của thai kỳ. Trong thời kỳ này, bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi thực hiện các bài tập với cường độ vừa phải. Bạn nên cố gắng duy trì vận động bằng cách tập đi bộ hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng.

Tập luyện trong thai kỳ
Tập luyện trong thai kỳ

Thử các hoạt động thể chất ít tác động lên các khớp xương như bơi, tập yoga, khiêu vũ hoặc các bài tập co duỗi cơ.

Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt.

Để bảo đảm một thai kỳ và thai nhi luôn khỏe mạnh, bạn nên ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh và uống nhiều nước trong ba tháng giữa của thai kỳ.  Ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt.

Thai phụ cần ăn nhiều thực phẩm chứa sắt
Thai phụ cần ăn nhiều thực phẩm chứa sắt

Sắt giúp di chuyển oxy đi khắp cơ thể; cung cấp đủ sắt giúp mẹ khoẻ, con phát triển tốt.

Ngoài ra, bạn nên đọc sách, nghe nhạc,… để thư giãn và kích thích sự phát triển cảm xúc cũng như trí não của con.

Sau sáu tháng, con của tôi đã lớn như thế nào?

Kích thước/Cân nặng trung bình: 35,6 – 37,6 cm / 760 g – 1 kg.

Ở tuần thứ 25, con của bạn có kích thước tương đương trái cà tím.

Con sẽ có lông mày, lông mi, lông mịn (lông măng) trên khắp cơ thể, dấu vân tay, chất sền sệt màu trắng (chất gây) giúp bảo vệ con.

Những xét nghiệm nào chúng ta cần phải làm?

Bạn nên thực hiện các xét nghiệm sau đây:

• Công thức máu

• Nhóm máu (A, B, O và Rh)

• Kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ

• Các xét nghiệm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan siêu vi B, C,…

Bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm khác tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và thai nhi.

Bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm khác tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và thai nhi.Hy vọng rằng những giải đáp của a:care Việt Nam đã giúp các mẹ trang bị thêm kiến thức để bước vào giai đoạn giữa thai kỳ một cách mạnh khỏe, bình an.

Tìm hiểu thêm: Những câu hỏi thường gặpba tháng cuối thai kỳ

VTM1295678