Bệnh cúm ở người đái tháo đường có nguy hiểm không?
Mục lục
Những người mắc bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ mắc biến chứng cao khi bị cúm. Vậy cúm ở người đái tháo đường có nguy hiểm không? Người tiểu đường dễ gặp biến chứng gì khi mắc cúm? Hãy cùng a:care Việt Nam tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bệnh cúm ở người đái tháo đường trong bài viết này.
Bệnh cúm là gì?
Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp. Các biểu hiện thường thấy ở bệnh cúm là: đau đầu, đau cơ, sốt, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, ho. Những cơn ho thường nặng và kéo dài. Đi kèm với đó có thể là những triệu chứng của đường tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Bệnh cúm thường có diễn biến nhẹ và phục hồi trong khoảng thời gian từ 2 đến 7 ngày. Cúm có thể diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn tuổi, các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính về tim, phổi, thiếu máu, suy giảm miễn dịch, từ đó gây viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi, viêm não có thể gây tử vong.
Cúm ảnh hưởng đến bệnh nhân đái tháo đường ra sao?
Khi nhiễm cúm, người bị đái tháo đường có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần, và nguy cơ nhập viện do các biến chứng liên quan đến cúm cao gấp 6 lần so với những người không bị đái tháo đường. Nghiên cứu cũng cho thấy so với người không có đái tháo đường, người có đái tháo đường khi nhiễm cúm có tỷ lệ viêm phổi cao hơn 7.4 lần, tỷ lệ nhiễm trùng huyết cao hơn 5.7 lần.
Cúm làm cho cơ thể người bệnh giải phóng các hormone như adrenaline, cortisol, làm giảm hiệu quả của insulin, dẫn đến tăng đường huyết. Khi nhiễm cúm, cơ thể người bệnh mệt mỏi, chán ăn nên cũng dễ bị hạ đường huyết. Những yếu tố tác động này làm cho việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn.
Những lưu ý cần biết khi người đái tháo đường bị cúm
Để ngăn ngừa cúm người bệnh đái tháo đường có thể tuân thủ những lưu ý sau đây:
- Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm
- Hạn chế tiếp xúc với người đang bị ho hoặc hắt hơi
- Rửa tay thường xuyên
- Làm sạch các bề mặt trong không gian sống bằng xà phòng hoặc chất khử trùng
- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng
Một số mẹo có thể giúp ích khi mắc cúm ở người tiểu đường
- Đảm bảo lượng nước trong cơ thể, uống đủ nước
- Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu
- Cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn
- Cố gắng ăn uống đảm bảo dinh dưỡng
- Sử dụng thuốc như bình thường
- Tự theo dõi các triệu chứng, theo dõi nhiệt độ cơ thể
Bệnh nhân đái tháo đường bị cúm khi nào cần đi bệnh viện?
Người bị tiểu đường khi mắc cúm cần lập tức tới bệnh viện khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy
- Sốt cao trên 38 độ C
- Khó thở
- Lượng đường trong máu cao hơn 180 miligam mỗi decilit (mg/dL).
- Lượng đường trong máu thấp hơn 70 mg/dL.
Phòng ngừa bệnh cúm ở người đái tháo đường
Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở người đái tháo đường bao gồm:
- Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cúm.
- Cần tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu ho, hắt hơi.
- Thường xuyên rửa tay.
- Người bệnh nên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
- Vệ sinh các bề mặt bằng cồn sát khuẩn hoặc xà phòng.
Lợi ích của vắc xin cúm đối với bệnh nhân đái tháo đường là gì?
Thống kê từ CDC cho thấy, có tới 30% người lớn mắc cúm nhập viện đều mắc tiểu đường.
CDC và hiệp hội đái tháo đường Hoa Kì (ADA) khuyến cáo những bệnh nhân đái tháo đường nên tiêm vắc xin cúm. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nên tiêm phòng vắc xin để ngăn ngừa cúm.
Tiêm phòng là cách bảo vệ cơ thể khỏi cúm tốt nhất, và vẫn mang lại nhiều lợi ích dù nhiễm cúm sau đó. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm 2021, ở 1.670 người mắc bệnh tiểu đường, việc tiêm vắc xin cúm giúp giảm 46% tỷ lệ nhập viện vì cúm so với người không tiêm vắc xin cúm.
Những người đã tiêm vắc xin cúm thường bị bệnh cúm nhẹ hơn những người không chủng ngừa. Vi rút cúm biến đổi liên tục và vắc xin cúm được cập nhật hàng năm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ. Do đó người mắc đái tháo đường cũng cần được tiêm ngừa vắc xin cúm mới mỗi năm.
Bài viết đã cung cấp đến bạn thông tin liên quan tới bệnh cúm ở người đái tháo đường. Hãy cùng a:care Việt Nam bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân trong mùa dịch.
Xem thêm:
- Dấu hiệu nhận biết và đối tượng dễ bị đái tháo đường
- Vì sao người có bệnh nền nên tiêm vắc xin cúm định kỳ hằng năm?
Tài liệu tham khảo
1. VNCDC. Bệnh cúm
2. CDC. Diabetes
3. National Library of Medicine. Influenza vaccination in patients affected by diabetes
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10021494/.
4. CDC. H1N1 Flu
https://www.cdc.gov/h1n1flu/diabetes/diabetes_factsheet.htm#
5. CDC.gov. Managing Sick Days
https://www.cdc.gov/diabetes/managing/flu-sick-days.html#
6. CDC.gov. Flu Symptoms & Complications
https://www.cdc.gov/flu/symptoms/symptoms.htm
7. Diabetes.org.uk. flu jab and diabetes
https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/managing-your-diabetes/flu-jab
8. \/. (2023, June 16). YouTube. Retrieved November 20, 2023, from https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0264410X21005624?dgcid=author
9. \/. (2023, June 16). YouTube. Retrieved November 20, 2023, from https://academic.oup.com/cid/article/73/1/107/5837528
10. \/. (2023, June 16). YouTube. Retrieved November 20, 2023, from https://www.cdc.gov/flu/highrisk/chronic-conditions/index.htm
11. Facts About Diabetes And Flu – NFID. https://www.nfid.org/. https://www.nfid.org/facts-about-diabetes-and-flu/
12. (2023, January 3). ©AmericanDiabetesAssociation. Retrieved November 20, 2023, from https://www.portailvasculaire.fr/sites/default/files/docs/2023_ada_diabete_standards_of_care_in_diabetes_diab_care.pdf