Bệnh võng mạc đái tháo đường cần được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm
- Ngày cập nhật: 29/5/2024
Mục lục
Thân chào các bạn độc giả của a:care. Trong bài viết ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn về cách phát hiện và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường trong giai đoạn sớm. Vì biến chứng võng mạc rất thường gặp ở người bệnh đái tháo đường, có thể gây suy giảm thị lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, trong khi bệnh có thể được can thiệp từ sớm để giảm thiểu gánh nặng. Chính vì vậy, việc có thêm thông tin, kiến thức để chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh là rất cần thiết cho những ai có đái tháo đường.
1. Làm sao để phát hiện bệnh võng mạc đái tháo đường?
Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh lại rằng việc phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là rất quan trọng, vì các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu, khi xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng đến thị lực, thì thường bệnh đã tiến triển và khó hồi phục.
Khám mắt định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt là cách duy nhất để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Bộ y tế khuyến cáo người bệnh đái tháo đường típ 2 khám mắt ngay tại thời điểm chẩn đoán. Người có đái tháo đường típ 1 cần khám mắt 5 năm sau khi được chẩn đoán.
2. Phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường tiến triển nặng như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần được kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và mỡ máu. Việc thay đổi lối sống bao gồm không hút thuốc, ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục mỗi ngày là rất cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần khám mắt định kỳ với bác sĩ nhãn khoa để có thể phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường và điều trị kịp thời.
3. Điều trị nội khoa khi phát hiện bệnh sớm
Ở giai đoạn sớm, khi thị lực chưa bị ảnh hưởng, người bệnh nên được điều trị ngay bằng thuốc uống để làm chậm tiến triển bệnh. Các nghiên cứu cho thấy việc dùng thuốc này có thể giảm hơn 50% nguy cơ tiến triển bệnh VMĐTĐ ở những người đã có bệnh lý võng mạc trước đó. Thuốc cũng đã được Bộ Y tế Việt Nam và các Hiệp hội Y khoa khuyến cáo sử dụng.
4. Điều trị võng mạc đái tháo đường giai đoạn muộn như thế nào?
Nếu không may bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, bác sĩ nhãn khoa sẽ áp dụng các biện pháp điều trị xâm lấn như laser, tiêm thuốc vào nhãn cầu hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, những phương pháp này thường phức tạp, có nhiều tác dụng phụ, cần thực hiện nhiều lần và chi phí cao.
Vì những lý do trên, tôi khuyên người có đái tháo đường cần tầm soát thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm biến chứng võng mạc. Hãy tuân thủ dùng thuốc điều trị, kiểm soát tốt đường huyết cùng các yếu tố nguy cơ, và duy trì lối sống lành mạnh. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm tiến triển bệnh võng mạc và bảo vệ thị lực.
Xem thêm:
- Hãy khám mắt để phòng ngừa nguy cơ mất thị lực do bệnh võng mạc đái tháo đường ngay từ bây giờ!
- Tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường: Chuẩn bị cho một cuộc thăm khám hiệu quả (Phần 1) – a:care Việt Nam
- Tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường: Chuẩn bị cho một cuộc thăm khám hiệu quả (Phần 2)
Tài liệu tham khảo
1.Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh võng mạc đái tháo đường – Bộ Y tế – 2022
2.American Diabetes Association Professional Practice Committee. Retinopathy, neuropathy, and foot care: Standards of medical care in diabetes—2022. Diabetes Care. 2021;45(Supplement_1):S185-S194. doi:https://doi.org/10.2337/dc22-s012
3.Mach F, Baigent C, Catapano AL, et al. 2019 ESC/EAS Guidelines for the Management of dyslipidaemias: Lipid Modification to Reduce Cardiovascular Risk. European Heart Journal. 2019;41(1). doi:https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehz455
4.ACCORD Study Group; ACCORD Eye Study Group, Chew EY, et al. Effects of medical therapies on retinopathy progression in type 2 diabetes [published correction appears in N Engl J Med. 2011 Jan 13;364(2):190] [published correction appears in N Engl J Med. 2012 Dec 20;367(25):2458]. N Engl J Med. 2010;363(3):233-244. doi:10.1056/NEJMoa1001288
5.Keech AC, Mitchell P, Summanen PA, et al. Effect of fenofibrate on the need for laser treatment for diabetic retinopathy (FIELD study): a randomised controlled trial. Lancet. 2007;370(9600):1687-1697. doi:10.1016/S0140-6736(07)61607-9
6.Australia H. Diabetic retinopathy. www.healthdirect.gov.au. Published November 23, 2018. https://www.healthdirect.gov.au/diabetic-retinopathy
7.Managing eye problems when you have diabetes. Diabetes UK. Published 2017. https://www.diabetes.org.uk/Guide-to-diabetes/Complications/Retinopathy/How-is-retinopathy-treated
8.nhswebsite. Diabetic retinopathy – Treatment. nhs.uk. Published October 23, 2017. Accessed June 5, 2023. http://www.nhs.uk/Conditions/Diabetic-retinopathy/Pages/Treatment.aspx
9.Yun SH, Adelman RA. Recent Developments in Laser Treatment of Diabetic Retinopathy. Middle East African Journal of Ophthalmology. 2015;22(2):157-163. doi:https://doi.org/10.4103/0974-9233.150633
10.Panretinal Photocoagulation (PRP) Laser What Is Panretinal Photocoagulation Laser? Why Do I Need Panretinal Photocoagulation Laser? Accessed June 5, 2023. https://www.royaldevon.nhs.uk/media/sw0ezv4n/panretinal-photocoagulation-prp-767-v1.pdf
11.Knickelbein JE, Abbott AB, Chew EY. Fenofibrate and Diabetic Retinopathy. Current Diabetes Reports. 2016;16(10). doi:https://doi.org/10.1007/s11892-016-0786-7
12.Kaštelan S, Tomić M, Gverović Antunica A, Salopek Rabatić J, Ljubić S. Inflammation and Pharmacological Treatment in Diabetic Retinopathy. Mediators of Inflammation. 2013;2013:1-8. doi:https://doi.org/10.1155/2013/213130
13.Schreur V, Brouwers J, Huet RAC, et al. Long‐term outcomes of vitrectomy for proliferative diabetic retinopathy. Acta Ophthalmologica. 2020;99(1):83-89. doi:https://doi.org/10.1111/aos.14482
14.Smiddy WE, Flynn HW. Vitrectomy in the Management of Diabetic Retinopathy. Survey of Ophthalmology. 1999;43(6):491-507. doi:https://doi.org/10.1016/s0039-6257(99)00036-3