Các câu hỏi thường gặp về nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về nhiễm khuẩn đường hô hấp, hãy tìm câu trả lời của bạn tại bài viết này. Nếu bạn không tìm thấy câu trả lời, đừng ngại hỏi dược sĩ hoặc gọi cho bác sĩ của bạn.

Ai có nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp?

Nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến như thế nào?

Nhiễm khuẩn đường hô hấp rất phổ biến, đặc biệt là trong những tháng mùa đông ở vùng khí hậu ôn đới. Bệnh này cũng là lý do phổ biến nhất khiến chúng ta đưa con đi khám.

Ai có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cao nhất?

Mặc dù nhiễm khuẩn đường hô hấp (RTI) là bệnh rất phổ biến và ai cũng có thể mắc phải, nhưng một số người có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Những đối tượng này bao gồm:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Người trên 65 tuổi
  • Phụ nữ có thai
  • Người có bệnh mạn tính như tiểu đường hoặc bệnh tim
  • Người có bệnh phổi như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Người có hệ miễn dịch kém
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Nếu bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tôi có nên dùng thuốc kháng sinh không?

Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với nhiễm khuẩn do vi khuẩn. Tức là thuốc sẽ không có tác dụng đối với các trường hợp nhiễm virus – nguyên nhân phổ biến của nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu bạn có nên dùng thuốc kháng sinh hay không.

Tại sao bác sĩ không cho tôi dùng thuốc kháng sinh?

Đa số trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp là do vi rút gây ra, và kháng sinh không có hiệu quả diệt vi rút. Những trường hợp đó bác sĩ sẽ không cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh.

Vi khuẩn có thể kháng lại thuốc kháng sinh, nghĩa là thuốc kháng sinh giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Hiện tượng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đang ngày càng tăng cao, trong đó có cả những vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phổi và bệnh lao.. Điều này có nghĩa là việc điều trị những nhiễm khuẩn này ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Một phần nguyên nhân khiến hiện tượng đề kháng kháng sinh gia tăng là do chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên sử dụng thuốc kháng sinh nếu bác sĩ cho rằng không cần thiết.

Tôi đã bắt đầu dùng thuốc kháng sinh. Tôi sẽ bị bệnh đến khi nào?

Mỗi người có thời gian đáp ứng khác nhau, nhưng thường là khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu một toa thuốc kháng sinh.

Tôi đã bắt đầu cảm thấy khá hơn, tôi có cần phải uống hết thuốc kháng sinh không?

Hãy luôn làm theo lời khuyên của chuyên gia y tế về việc sử dụng thuốc kháng sinh, bao gồm cả liều lượng và thời gian sử dụng. Tức là bạn nên tiếp tục dùng thuốc kháng sinh, ngay cả sau khi đã cảm thấy khá hơn.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ mất bao lâu để khỏi?

Đa số bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ khỏi (không cần điều trị) sau một đến hai tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể sẽ cần được điều trị y tế.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp có lây sang người khác không?

Có, nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nhiễm khuẩn có thể được truyền qua các giọt bắn nhỏ khi ho và hắt hơi hoặc khi tiếp xúc gần. Giữ vệ sinh tốt là một trong những cách tốt nhất để hạn chế vấn đề này, ví dụ rửa tay thường xuyên. Bạn cũng nên che mặt và thực hiện giãn cách xã hội để không bị nhiễm hoặc truyền bệnh cho người khác.

Tôi còn một số thuốc kháng sinh còn sót lại từ lần mắc bệnh trước; tôi có thể sử dụng số thuốc đó không?

Không, bạn không nên dùng chung hoặc sử dụng thuốc kháng sinh còn thừa. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi được chuyên gia y tế có chứng nhận kê đơn.

Tôi nên làm gì khi nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần?

Nếu bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát nhiều lần, bạn có thể:

  • Trao đổi với bác sĩ về việc tiêm phòng cúm hằng năm
  • Hỏi bác sĩ xem bạn có nên tiêm vaccine phế cầu hay không
  • Cố gắng cai thuốc lá
  • Cố gắng uống ít rượu, bia

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cảm cúm là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp phổ biến do virus cúm gây ra. Bạn có thể bị cúm bất kì thời điểm nào trong năm, nhưng đặc biệt dễ mắc vào mùa đông. Cảm cúm không giống như cảm lạnh thông thường mà có xu hướng nặng hơn và kéo dài hơn. Nếu bạn bị sốt đột ngột và ớn lạnh, đau nhức các cơ và khớp, đồng thời cảm thấy toàn thân rất mệt mỏi, đó có thể là triệu chứng của cảm cúm. Nếu bạn bị đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi mà không kèm theo sốt và đau mỏi, đó có thể là cảm lạnh thông thường. Hãy đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Những ai nên tiêm phòng cúm?

Trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn nên tiêm phòng cúm hằng năm.

Tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng nếu bạn:

  • Từ 65 tuổi trở lên
  • Có bệnh nền (hãy trao đổi về vấn đề này với bác sĩ)
  • Đang mang thai
  • Đang ở trong trung tâm chăm sóc dài hạn
  • Là người chăm sóc cho người già hoặc người tàn tật, những người có nguy cơ nhiễm bệnh nếu bạn bị ốm
  • Là nhân viên y tế hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có nên tiêm phòng cúm không?

Tiêm phòng cúm đem lại lợi ích đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi, vì trẻ có thể bị nhiễm cúm ở trường học, nhà trẻ. Trẻ có thể bị bệnh và truyền bệnh cho người lớn. Xin lưu ý rằng trẻ em có bệnh mạn tính nên được ưu tiên tiêm phòng cúm nếu có thể.

Vaccine cúm không thích hợp cho những người bị dị ứng nghiêm trọng với vaccine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Các thành phần có thể bao gồm gelatin, kháng sinh hoặc các thành phần khác. Hãy trao đổi với chuyên gia y tế nếu bạn không chắc chắn.

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Đừng ngại liên hệ với bác sĩ nếu bạn muốn biết thêm thông tin.

Tài liệu tham khảo:

1. National Health Service, Respiratory tract infections. https://www.nhs.uk/conditions/respiratory-tract-infection/. Accessed October 28, 2020.

2. Health Navigator New Zealand, Antibiotic resistance. https://www.healthnavigator.org.nz/medicines/a/antibiotic-resistance/. Accessed October 28, 2020.

3. World Health Organization website, Antibiotic resistance. https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/antibiotic-resistance. Accessed October 28, 2020.

4. Centers for Disease Control and Prevention, Who Should and Who Should NOT get a Flu Vaccine? https://www.cdc.gov/flu/prevent/whoshouldvax.htm. Accessed October 28, 2020.

5. National Health Service, Flu. https://www.nhs.uk/conditions/flu/. Accessed October 28, 2020.

6. National Health Service. How long will I be infectious after starting antibiotics?, https://www.nhs.uk/common-health-questions/infections/how-long-will-i-be-infectious-after-starting-antibiotics. Accessed October 28, 2020.

7. Asthma Canada. Sinusitis Rhinitis Comparison Chart, https://asthma.ca/wpcontent/uploads/2017/08/Sinusitis_Rhinitis_Comparison_Chart.pdf. Accessed October 28, 2020.

8. Health Service Executive, Respiratory tract infection. https://www.hse.ie/eng/health/az/r/respiratory-tract-infection/causes-of-respiratory-tract-infections.html. Accessed October 28, 2020.

9. Das. S, Sherry. D and Yi-Wei. T. Laboratory Diagnosis of Respiratory Tract Infections in Children – the State of the Art. Front. Microbiol, 9, 2478, 2018.

10.Health Navigator New Zealand, Respiratory tract infections. https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/r/respiratory-tract-infections//. Accessed October 28, 2020.

11. NHS, Children’s flu vaccine, https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/child-flu-vaccine/,  Accessed November 9, 2020

VTM1298340 (v1.0)