Các câu hỏi thường gặp về táo bón
Hỏi: Táo bón là gì?
Đáp: Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến gây khó chịu cho nhiều người ở những độ tuổi khác nhau. Táo bón thường được hiểu là không đi tiêu đều đặn hoặc khó khăn khi tống xuất phân.2, Hoặc cảm giác không đi tiêu hết cả khi đã đi tiêu rồi. 3
Hỏi: Nguyên nhân gây táo bón?
Đáp: Có nhiều nguyên nhân gây táo bón. Đôi khi không có nguyên nhân cụ thể
Những nguyên nhân thường gặp nhất:4
- Ăn không đủ chất xơ – như rau, quả và ngũ cốc
- Uống không đủ nước
- Ít vận động
- Không đi tiêu khi đau bụng – hay thường gọi là “nhịn’
- Thay đổi chế độ ăn hoặc chế độ sinh hoạt
- Căng thẳng, lo âu hoặc trầm cảm
- Do thuốc
Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể do nguyên nhân bệnh lý.4
Hỏi: Làm gì khi mắc táo bón?
Đáp: Nếu bạn đang bị táo bón, những cách sau có thể hữu ích cho bạn: 2,4
- Đảm bảo chế độ ăn nhiều chất xơ
- Uống đủ nước
- Duy trì vận động
- Không cố nhịn khi mắc đi tiêu
- Cải thiện thói quen đi tiêu, duy trì thời gian đi tiêu cố định mỗi ngày, địa điểm quen thuộc và có thể kéo dài thời gian đại tiện. Khoảng thời gian 30 phút sau khi ăn là thích hợp cho việc đại tiện.
- Thả lỏng chân trên ghế gác chân bậc thấp khi đi vệ sinh. Đưa đầu gối cao hơn mông nếu được. Thư giãn và hít thở bình thường, thắt chặt cơ bụng và nén xuống đồng thời thư giãn trực tràng.5
Hỏi: Làm gì khi trẻ nhỏ bị táo bón?4
Đáp: Nếu bé bị táo bón, tốt nhất là đến khám bác sĩ hoặc tư vấn dược sĩ. Một số mẹo nhỏ có thể hữu dụng:
- Nếu đang bú mẹ thì cho bú nhiều hơn.6
- Cho trẻ uống thêm nước hoặc nước trái cây loãng xen giữa các cử bú nếu chưa tập ăn thức ăn đặc. Nếu trẻ bú sữa công thức, không nên pha sữa công thức với quá nhiều nước.
- Lay chân kiểu đạp xe một cách nhẹ nhàng hoặc xoa bóp cẩn trọng vùng rốn bé theo chiều kim đồng hồ cũng giúp kích thích đại tràng. 4
- Nếu trẻ bắt đầu tập ăn thức ăn đặc, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau quả tươi. Thái hoặc xay nhuyễn rau, quả để trẻ dễ ăn hơn. Các loại trái cây tốt cho táo bón bao gồm táo, nho, lê và dâu
Hỏi: Những phương pháp điều trị hiệu quả táo bón?
Đáp: Thay đổi lối sống và khẩu phần ăn có thể cải thiện tình trạng táo bón. Nếu thay đổi lối sống và chế độ ăn không hiệu quả, cần phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.4
Có nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau:7
- Thuốc nhuận tràng tạo khối giúp giữ nước lại trong phân, làm mềm phân để dễ tống xuất
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu như Lactulose tác động bằng cách tăng lượng nước trong lòng đại tràng. Điều này cũng giúp làm mềm phân và dễ tống xuất7
- Thuốc nhuận tràng kích thích hỗ trợ sự tống xuất, trong trường hợp phân mềm nhưng gặp khó khăn trong việc tống xuất phân. Nhóm này chủ yếu kích thích co bóp cơ trơn ống tiêu hóa, làm tăng tốc độ tống xuất phân. Thường chỉ dùng thuốc nhuận tràng kích thích trong khoảng thời gian ngắn.7
Thuốc nhuận tràng có thể mua được ở các hệ thống nhà thuốc. Bác sĩ cũng dễ dàng kê toa các thuốc nhuận tràng.4
Hỏi: Làm thế nào để kiểm soát được táo bón khi đi du lịch?
Đáp: Đối với người bị táo bón, đi du lịch có vẻ như là một thử thách. Nhưng cũng có vài cách giúp bạn thoải mái hơn như uống nhiều nước, bổ sung các bữa ăn nhẹ nhiều xơ, cố gắng vận động và duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Điều quan trọng bạn có thể làm chính là chuẩn bị và dự phòng. Nếu bạn hay bị táo bón khi đi du lịch hoặc đang mắc chứng táo bón, bạn nên uống thuốc trước khi khởi hành. Lactulose® dạng gói khá tiện dụng khi du lịch, có thể dùng uống trực tiếp, rưới lên thức ăn hoặc pha vào nước uống.1
Xem thêm:
- Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Táo Bón Hiệu Quả
- Giải pháp và cách phòng tránh táo bón cho nhân viên văn phòng
- Thuốc được sử dụng trong điều trị táo bón ở người cao tuổi
- Vì sao táo bón tái đi tái lại ở người cao tuổi? Giải đáp từ chuyên gia
Tài liệu tham khảo:
1. Lactulose Company Core Data Sheet. Abbott. May 2019
2. NHS Inform. Constipation. Preventing constipation. https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/constipation#preventing-constipation. Last accessed November 2019
3. Information from your family Doctor. Constipation. Am Fam Physician. 2010;15:82(12):1440-1441
4. NHS. Constipation. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/constipation/. Last accessed November 2019
5. Healthy bowel guide: Information for patients. Central and North West London NHS Foundation Trust. April 2015. Available at: https://www.cnwl.nhs.uk/wp-content/uploads/Healthy_Bowel-_Patient_Information_leaflet.pdf Last accessed November2019
6. NHS. Constipation in young children. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/constipation-and-soiling/. Last accessed November 2019
7. NHS. Laxatives. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/laxatives/. Last accessed November 2019
8. Forootan M, Bagheri N, Darvishi M. Chronic constipation – A review of literature. Medicine. 2018; 97:20(e10631)
9. Padhy SK, Sahoo S, Mahajan S et al. Irritable bowel syndrome: Is it “irritable brain” or “irritable bowel”?. J Neurosci Rural Pract. 2015 Oct-Dec; 6(4): 568–577
10. Hadhazy A. Think Twice: How the Gut’s “Second Brain” Influences Mood and Well-Being. Scientific American. Available at https://www.scientificamerican.com/article/gut-second-brain/. Last accessed November 2019
11. LactuloseMayer EA. Gut feelings: the emerging biology of gut–brain communication. Nat Rev Neurosci. 2011; 12(8): 10.1038/nrn3071 12. Komaro AL. The gut-brain connection. Available at: https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/the-gut-brain-connection. Last accessed November 2019