Các triệu chứng mãn kinh: mỗi phụ nữ một trải nghiệm

Mãn kinh là giai đoạn quan trọng trong đối với mỗi phụ nữ, đánh dấu cho sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt và chuyển hướng sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh chính thức. Tuy nhiên, không phải mọi phụ nữ đều trải qua cùng một trải nghiệm mãn kinh, vì các triệu chứng có thể xuất hiện ở mức độ và tính chất khác nhau. Bài viết này, a:care Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng mãn kinh và sự biến đổi của chúng.

Các triệu chứng mãn kinh phổ biến với mức độ khác nhau 

Thời kỳ mãn kinh có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ trong cơ thể phụ nữ và thường biểu hiện rõ qua các triệu chứng. Các triệu chứng có thể bắt đầu trước khi mãn kinh (thời kỳ tiền mãn kinh) và có thể kéo dài nhiều năm sau khi mãn kinh (thời kỳ hậu mãn kinh). 

Theo một số nghiên cứu, 9 trên 10 phụ nữ gặp phải các triệu chứng và khoảng 50% trong số họ có các triệu chứng khó chịu. Mỗi nhóm chủng tộc, mỗi nền văn hóa và cơ địa của mỗi người phụ nữ lại có triệu chứng rất khác nhau. 

Các triệu chứng mãn kinh phổ biến với mức độ khác nhau 
Các triệu chứng mãn kinh phổ biến với mức độ khác nhau 

Các triệu chứng mãn kinh phổ biến

Các triệu chứng thể chất

Một số triệu chứng mãn kinh phổ biến nhất là: 

  • Bốc hỏa (~ 9 trên 10 phụ nữ) 
  • Đổ mồ hôi ban đêm (~ 6 trên 10 phụ nữ) 
  • Rối loạn giấc ngủ (~ 6 trên 10 phụ nữ) 
  • Khô âm đạo (3 – 4 người trên 10 phụ nữ) 
  • Rối loạn chức năng tình dục (1 – 2 người trên 10 phụ nữ) 
  • Ảnh hưởng đến tinh thần 

Trên đây chỉ là một vài triệu chứng. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm khó tập trung, giảm trí nhớ, đau khớp hoặc kết hợp nhiều triệu chứng cùng lúc. Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ cũng có thể bị tăng huyết áp và tăng cholesterol. Nếu các triệu chứng liên tục tái phát, bạn cần liên hệ với chuyên gia y tế để được chẩn đoán và lên phương án điều trị. 

Mức độ nghiêm trọng hoặc cảm nhận triệu chứng ở mỗi người phụ nữ có thể khác nhau tùy theo độ tuổi, nghề nghiệp và chế độ ăn uống. Có một điều thú vị là, các nền văn hóa châu Á (ví dụ Nhật Bản) có triệu chứng rất khác biệt, phụ nữ ít bị bốc hỏa hơn so với phụ nữ phương Tây nhưng lại bị đau đầu và ớn lạnh nhiều hơn, trong khi ở Nigeria thì bị đau khớp nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng phụ nữ Nhật Bản ít bị bốc hỏa hơn một phần là do chế độ dinh dưỡng thông thường ở Nhật Bản chứa nhiều đậu nành, một nguồn giàu phytoestrogen. 

Chứng bốc hỏa xuất hiện trong thời kỳ mãn kinh khi lượng estrogen giảm và ảnh hưởng đến cơ chế kiểm soát nhiệt độ cơ thể của phụ nữ: Giống như một chiếc máy điều nhiệt có phạm vi thay đổi nhiệt độ hẹp hơn mức cho phép, do đó, cơ thể chúng ta cố gắng “hạ nhiệt” bằng cách bốc hỏa khi có những thay đổi nhỏ trong cơ thể và môi trường xung quanh mà trước đây chúng ta không để ý đến. Do đó, tăng nồng độ estrogen từ thực phẩm có thể giúp bù đắp lượng estrogen bị mất do mãn kinh. 

Mỗi phụ nữ sẽ trải qua các triệu chứng thể chất, thời gian và mức độ khác nhau. Khoa học chỉ ra rằng sự khác biệt về lối sống, số lượng con cái, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và chủng tộc có thể tác động đến những ảnh hưởng mà tình trạng mãn kinh mang đến cho cuộc sống của phụ nữ. Mỗi người phụ nữ đều có những trải nghiệm riêng, nhưng tất cả đều cần được chăm sóc đầy đủ khi trải qua giai đoạn này. 

Rối loạn nhận thức 

Ngoài các rối loạn về thể chất đơn thuần, phụ nữ cũng có thể bị rối loạn nhận thức. Khi nồng độ estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh, hoạt động của não bộ có thể bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, mất phương hướng trước những tình huống quen thuộc và nhiều triệu chứng khác. 

Hơn nữa, các triệu chứng thể chất có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Ví dụ, mất ngủ kéo dài và đổ mồ hôi ban đêm thường gặp trong thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến mệt mỏi kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động. Điều này có thể khiến bạn ngày càng lo âu, dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài. Những cơn bốc hỏa đột ngột và khó kiểm soát có thể khiến phụ nữ tự ti và cảm thấy lo lắng hơn. 

Nếu mắc phải các triệu chứng này, đừng im lặng, hãy trao đổi với người thân và bác sĩ. Luôn có giải pháp dành cho bạn: chẳng hạn như dùng thuốc và điều chỉnh lối sống. Hãy trao đổi với bác sĩ để lên phương án điều trị.  Đừng để các triệu chứng mãn kinh ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn. 

*Xin lưu ý rằng mỗi khu vực khác nhau, phụ nữ sẽ trải nghiệm các triệu chứng mãn kinh khác nhau. 

Tỷ lệ phần trăm phụ nữ gặp một số triệu chứng mãn kinh theo từng khu vực: 

Rối loạn giấc ngủ:

  • Châu Phi (84%) 
  • Châu Âu (73%) 
  • Nam Mỹ (56%) 
  • Châu Á (49%) 
  • Bắc Mỹ (45%) 
  • Úc (23%) 

Rối loạn chức năng tình dục: 

  • Úc (87%) 
  • Nam Mỹ (78%) 
  • Châu Âu (68%) 
  • Châu Á (57%) 
  • Châu Phi (49%) 
  • Bắc Mỹ (33%) 

Rối loạn trầm cảm: 

  • Châu Phi (81%) 
  • Nam Mỹ (73%) 
  • Châu Á (66%); Châu Âu (59%) 
  • Bắc Mỹ (34%) 
  • Úc (25%); 

Bốc hỏa: 

  • Châu Phi (77%) 
  • Châu Á (58%) 
  • Nam Mỹ (53%) 
  • Bắc Mỹ (46%) 
  • Châu Âu (37%) 
  • Úc (33%) 

Đau cơ/đau khớp: 

  • Châu Phi (84%) 
  • Nam Mỹ (75%) 
  • Bắc Mỹ (75%) 
  • Châu Á (50%) 
  • Châu Âu (31%) 
  • Úc (25%) 

Qua bài viết được chia sẻ bởi a:care Việt Nam, có thể thấy mãn kinh là một giai đoạn quan trọng đối với mọi phụ nữ, nhưng các triệu chứng có thể biến đổi và tác động khác nhau đối với từng người. Việc hiểu rõ các triệu chứng mãn kinh và sự biến đổi của chúng có thể giúp phụ nữ tìm cách quản lý và tận hưởng cuộc sống trong giai đoạn này một cách tốt nhất.

Tài liệu tham khảo: 

1. Constantine G. et al. Behaviors and attitudes influencing treatment decisions for menopausal symptoms in five European countries. Post Reprod Health., 2016; 22(3):112-122. 

2. Avis N-E., Crawford S., Cultural Differences in Symptoms and Attitudes toward Menopause, Menopause Management, https://www.menopausemgmt.com/cultural-differences-in-symptoms-and-attitudes-toward-menopause/, Published September 21, 2007, Accessed October 18, 2020 

3. Hunter M, Smith M. Cognitive Behavior Therapy (CBT) for menopausal symptoms. Information for women, Post Reprod Health. 2017; 23(2):77-82. 

4. Institute for Quality and Efficiency in Health Care (IQWiG); Wellbeing during menopause, Published 2020 Jul 2, Accessed October 18, 2020., https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279310/ 

5. NHS UK. Menopause – Symptoms. https://www.nhs.uk/conditions/menopause/symptoms/. Published 2020. Accessed October 18, 2020 

6. Henderson V. Cognitive changes after menopause: influence of estrogen. Clin Obstet Gynecol. 2008;51(3):618-626. 

7. Harvard Women’s Health Watch, Take control of rising cholesterol at menopause, https://www.health.harvard.edu/womens-health/take-control-of-rising-cholesterol-at-menopause Published May, 2020, Accessed October 30, 2020. 

8. Makara-Studzińśka MT, Kryś-Noszczyk KM, Jakiel G. Epidemiology of the symptoms of menopause – an intercontinental review. Prz Menopauzalny. 2014;13(3):203-11.

VTM1295667