Các yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị bệnh Ménière
- Ngày cập nhật: 28/12/2024
Các yếu tố nguy cơ
- Tuổi: Bệnh thường ảnh hưởng đến người trong độ tuổi từ 40 đến 60.
- Di truyền: Khoảng 7–10% người mắc bệnh có tiền sử gia đình.
- Bệnh tự miễn: Một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus, và viêm cột sống dính khớp có thể tăng nguy cơ.
Điều trị bệnh Ménière như thế nào?
Hiện chưa có cách chữa khỏi, nhưng các phương pháp điều trị có thể giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của cơn bệnh.
Thay đổi lối sống
- Giảm muối: Hạn chế dưới 1.500 mg/ngày để giảm tích tụ dịch nội dịch.
- Giảm caffeine và rượu: Hai yếu tố này có thể kích hoạt cơn bệnh.
- Giảm căng thẳng, stress: Ngủ đủ và tránh căng thẳng có thể giúp giảm triệu chứng.
Điều trị nội khoa
- Thuốc lợi tiểu và betahistine: Giảm áp lực dịch nội dịch, tuy nhiên betahistine ít tác dụng phụ hơn và khi sử dụng thuốc không cần theo dõi các chỉ số như huyết áp, điện giải và chức năng thận
- Thuốc chống chóng mặt: các thuốc an thần, thuốc ức chế tiền đình trong giai đoạn chóng mặt cấp (không dùng quá 24 giờ); thuốc phục hồi tiền đình (betahistine) trong giai đoạn phục hồi.
Betahistine có hiệu quả giảm số cơn và độ nặng của chóng mặt. Triệu chứng chóng mặt sẽ được cải thiện sau 2 tuần sử dụng betahistine, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu thì cần kiên trì sử dụng theo hướng dẫn khoảng 2-3 tháng. Betahistine còn có tác dụng làm giảm triệu chứng ù tai, buồn nôn, nôn.
- Tiêm steroid hoặc gentamicin xuyên màng nhĩ: làm giảm triệu chứng nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến thính lực. Chỉ định đối với các trường hợp chóng mặt nặng kém đáp ứng điều trị với thuốc
Điều trị hỗ trợ
- Phục hồi tiền đình: Tập các bài tập giúp cải thiện thăng bằng.
- Máy trợ thính: Giúp cải thiện khả năng nghe.
Nếu các bước điều trị trên không hiệu quả, bệnh nhân cần đến khám chuyên gia về bệnh lý tai trong. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc xảy ra thường xuyên, bác sĩ có thể phải phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tiền đình hoặc hủy tai trong.
Kết luận
Bệnh Ménière là một tình trạng mạn tính không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát được. Người bệnh cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ điều trị và tuân thủ kế hoạch điều trị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
- Bệnh Ménière: Rối loạn tai trong và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
- Kiểm soát cơn chóng mặt như thế nào?
- 6 bước giúp ngăn ngừa cơn chóng mặt tái phát
Tài liệu tham khảo
1. Basura GJ et al. Clinical Practice Guideline: Ménière’s Disease. Otolaryngol Head Neck Surg. 2020 Apr;162(2_suppl):S1-S55
2. Nevoux J et al. International consensus (ICON) on treatment of Ménière’s disease. Eur Ann Otorhinolaryngol Head Neck Dis. 2018 Feb;135(1S):S29-S32
3. Nauta JJ. Meta-analysis of clinical studies with betahistine in Ménière’s disease and vestibular vertigo. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2014 May;271(5):887-97
4. Casani AP et al. Report from a Consensus Conference on the treatment of Ménière’s disease with betahistine: rationale, methodology and results. Acta Otorhinolaryngol Ital. 2018 Oct;38(5):460-467