Cách điều trị cúm an toàn và hiệu quả cho bà bầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm rất nhạy cảm và nguy cơ sảy thai cao, vì thế khi mang thai có nên dùng thuốc trị cảm cúm hay không? Việc sử dụng thuốc cảm cúm cho bà bầu như thế nào cho an toàn là điều mà các thai phụ rất quan tâm. Ở bài viết này, a:care Việt Nam sẽ chia sẻ cách điều trị cúm cho bà bầu an toàn và hiệu quả.

1. Những mẹo trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả

Theo BS. Lê Văn Thiệu – Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Đông Anh) cho biết, cảm cúm không quá nguy hiểm nhưng lại là bệnh đáng ngại đối với phụ nữ mang thai. Khi bị cảm cúm, bà bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc tây trị cảm cúm cho bà bầu mà cần có sự tư vấn của bác sĩ.

BS. Thiệu cũng chỉ ra một số mẹo trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả từ những bài thuốc dân gian như: Uống lá tía tô, kinh giới có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa sốt, trị cảm gió… Bởi vậy, đây được xem là bài thuốc trị cảm cúm cho bà bầu lành tính có thể dùng.

Ngoài ra, bà bầu bị cảm cúm có thể ăn cháo trứng nóng với hành lá và tía tô, đây cũng là mẹo trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả rất tốt và an toàn.

Bên cạnh đó, tỏi cũng là gia vị có công dụng trị cảm cúm, vì thế BS. Thiệu khuyên khi bị cảm cúm, bà bầu lấy tỏi giã nát hòa vào cốc sau đó uống trực tiếp. Quá trình mang thai, bà bầu cũng nên thêm tỏi vào thực đơn ăn uống hàng ngày để phòng bệnh cúm.

tham khảo ý kiến nhân viên y tế khi sử dụng thuốc tây trị cúm cho bà bầu
Tham khảo ý kiến nhân viên y tế khi sử dụng thuốc tây trị cảm cúm cho bà bầu (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, bà bầu nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin C tăng sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc nguồn lây bệnh để phòng tránh bị cảm cúm.

2. Bà bầu bị cảm nên ăn uống gì lành mạnh

“Bà bầu bị cảm nên ăn uống gì?” là câu hỏi thường gặp, giải đáp thắc mắc này, ThS.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương khuyến cáo, khi bị cảm bà bầu cần bình tĩnh, tự chăm sóc bản thân theo các cách đơn giản nhất như: Uống nhiều nước, ăn và uống các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời nghỉ ngơi để cơ thể nhanh hồi phục.

“Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các loại thuốc đều có tác dụng phụ dù nhẹ hay nặng, đặc biệt đối với thai kỳ, có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh, nhiễm độc thai nghén,…

Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng cúm trước khi mang thai được khuyến cáo để giảm nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh trong thai kỳ”, BS. Phan Chí Thành khuyến cáo.

3. Điều trị bệnh cúm cho bà bầu tại nhà

Để điều trị cúm khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi tại nhà, BS. Thiệu đưa ra một số lưu ý:

  • Bà bầu nên nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống nhiều nước ấm.
  • Dùng tinh dầu.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bà bầu bị cảm sổ mũi, đau họng, lau mát bằng nước ấm nếu bà bầu bị sốt.
  • Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C tăng cường sức đề kháng như: Cam, bưởi, ổi, kiwi… và thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt đỏ nạc, ức gà không da, trứng, hạt bí ngô…

Bên cạnh đó, BS. Thiệu cũng lưu ý khi các triệu chứng cúm của bà bầu nặng hơn có thể dùng thêm nước muối nhỏ mũi hoặc dạng xịt làm lỏng chất nhầy mũi; hít thở không khí ấm, ẩm giúp nới lỏng tắc nghẽn; tắm nước nóng; uống mật ong ấm hoặc chanh.

Nếu bà bầu bị sốt cao thì có thể dùng thuốc hạ sốt (acetaminophen); giữ quần áo, phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát.

Còn nặng hơn nữa thì bà bầu cần đến các trung tâm y tế, cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Điều trị cảm cúm cho bà bầu tại bệnh viện

Với bà bầu bị cảm cúm nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bà bầu cần được đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Theo BS. Thiệu, việc điều trị cảm cúm cho bà bầu tại bệnh viện là để đảm bảo bà bầu dùng đúng thuốc, hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc cúm
Bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc cúm

5. Có những loại thuốc cảm cúm cho bà bầu nào?

BS. Thiệu cho biết, với những người bình thường khi bị cảm cúm chỉ cần uống thuốc trị cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, với bà bầu thì việc dùng thuốc lại gặp phải khó khăn.

Lý do được BS. Thiệu đưa ra là bởi có nhiều loại thuốc trị cảm cúm cho bà bầu nếu dùng không đúng cách và không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây tác dụng phụ gây hại đến thai nhi, có thể khiến thai nhi bị dị tật, sảy thai, nhiễm độc thai nghén. Đặc biệt là đối với người bị cảm khi mang thai tháng đầu.

Các loại thuốc trị cảm cúm cho bà bầu thường dùng như:

  • Thuốc chống siêu vi rút: có thể sử dụng cho bà bầu nhưng cần được kê theo đơn của bác sĩ (dùng trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh).
  • Thuốc giảm sốt cho bà bầu: Khi bị sốt cơ thể thường rất mệt mỏi, đặc biệt đối với bà bầu thì việc dùng thuốc hạ sốt cũng cần phải được lưu tâm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thuốc giảm sốt cho bà bầu có nhiều loại, trong đó có cả các bài thuốc dân gian như dùng tía tô, kinh giới giúp hạ sốt, hay ăn cháo nóng tía tô giúp giải cảm, toát mồ hôi, hạ sốt.

Bên cạnh đó, BS. Thiệu cho biết khi bị sốt hoặc đau đầu bà bầu thường được khuyên dùng các sản phẩm có chứa thành phần Acetaminophen. Lưu ý khi mua cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc ho cho bà bầu có rất nhiều loại từ Đông y đến Tây y, thuốc ho cho bà bầu trong Tây y có thể dùng như dextromethorphan, guaiphenesin… Ngoài ra, theo BS. Thiệu, trong Đông y thường hay dùng các loại thực phẩm, thảo dược gần gũi với các gia đình để chữa ho như: bạc hà, chanh đào mật ong, gừng tươi đun ấm và uống… cũng giúp giảm ho hiệu quả.

  • Thuốc xịt mũi: Các thuốc xịt mũi có chứa steroid liều thấp có thể sử dụng trong thai kỳ.
  • Thuốc kháng histamin: diphenhydramine, chlorpheniramin có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai với điều kiện bác sĩ cho phép. Tuy nhiên, những thuốc này bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Pseudoepherin: Loại thuốc trị nghẹt mũi nhưng chỉ dùng khi mẹ đã qua 3 tháng đầu. Nếu dùng sớm hơn, hệ tiêu hóa của thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Tìm hiểu thêm:

6. Thuốc cảm cúm cho bà bầu ở 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kỳ là thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, là thời điểm rất nhạy cảm và phải rất giữ gìn khi mang thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn này có những thai phụ sức đề kháng kém nên dễ bị cảm cúm, việc lựa chọn thuốc cảm cúm cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ làvấn đềđược nhiều thai phụ hết sức quan tâm.

“Như đã nói ở trên, bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ khi bị cảm cúm nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi nhiều, hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, còn khi đã bị cúm nặng thì nên vào bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn. Tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc khi không tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài thuốc cảm cúm cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ thì bà bầu có thể tham khảo và sử dụng các bài thuốc dân gian lành tính và ít gây hại đến bé”, BS. Thiệu lưu ý.

Sử dụng dinh dưỡng đúng cách giúp bà bầu tăng sức đề kháng
Sử dụng dinh dưỡng đúng cách giúp bà bầu tăng sức đề kháng (Ảnh minh họa)

7. Những lưu ý khi dùng thuốc cảm cúm cho bà bầu

Theo BS. Thiệu, khi dùng thuốc cảm cúm cho bà bầu cần lưu ý thận trọng khi dùng các thuốc sau và cần có chỉ định của bác sĩ:

  • Aspirin: Thuốc có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu.
  • Ibuprofen: Không nên dùng trong thai kỳ, trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
  • Guaifenesin: Là một thành phần có tác dụng long đờm có nhiều trong thuốc trị cảm cúm, chưa xác định được tính an toàn với phụ nữ mang thai.
  • Dextromethophan: Thành phần giảm ho trong các loại siro trị ho. Thuốc này được chứng minh là có liên quan tới các biến chứng thai kỳ ở súc vật…

Nhìn chung các triệu chứng của cảm cúm đều sẽ giảm sau vài ngày hoặc sau một tuần. Vì thế, các thai phụ không nên lạm dụng thuốc mà nên sử dụng các phương pháp giảm cảm cúm như bác sĩ đã nêu ở trên, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, giàu dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng… Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bà bầu nhanh khỏi cảm cúm và có một thai kỳ khỏe mạnh.

THANH LAM

VTM1298343