Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Cách điều trị táo bón
- Ngày cập nhật: 22/8/2024
Mục lục
1. Lưu ý khi bổ sung thêm chất xơ để điều trị táo bón ở người cao tuổi
Người cao tuổi bị táo bón nhẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
Xem thêm: Cách phòng tránh táo bón cho người lớn tuổi đơn giản và hiệu quả?
Nếu chỉ sử dụng chất xơ sẽ ít có lợi ích trong táo bón nặng. Đặc biệt là ở những bệnh nhân bị rối loạn nhu động ruột gây vận chuyển chậm trong lòng đại tràng. Chất xơ có thể làm nặng thêm các triệu chứng đầy hơi bụng và đầy hơi. Do đó, điều quan trọng là bắt đầu chất xơ ở liều thấp nhất có thể, thường là 5 g và tăng lượng dần dần lên đến 25-30g với lượng nước đầy đủ khoảng 1,5 – 2 lít/ngày.
2. Các thuốc thường được sử dụng để điều trị táo bón ở người cao tuổi
Thuốc được sử dụng để điều trị táo bón ở người cao tuổi trong trường hợp thay lối sống và thay đổi chế độ ăn uống không hiệu quả. Việc lựa chọn thuốc được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân liên quan đến bệnh nền, thuốc đang sử dụng, chức năng gan, chức năng thận và tình trạng điện giải.
Các thuốc trị táo bón được sử dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng.
- Thuốc trị táo bón theo cơ chế hút giữ nước làm mềm phân, rút ngắn thời gian vận chuyển và tăng cường nhu động đại tràng, đã được chứng minh về độ an toàn và hiệu quả ở bệnh nhân cao tuổi. Một số thuốc phổ biến trên thị trường: lactulose, PEG…. Trong đó, lactulose mang lại nhiều lợi ích trong điều trị táo bón với cơ chế tác dụng kép vừa giúp điều trị táo bón, vừa giúp tăng sinh lợi khuẩn ruột, tăng cường sức khỏe đường ruột.
2. Thuốc trị táo bón theo cơ chế kích thích làm giảm các triệu chứng táo bón và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả và độ an toàn của thuốc trị táo bón kích thích ở người cao tuổi còn hạn chế
3. Thuốc trị táo bón tạo khối sử dụng cho mọi lứa tuổi với cơ chế háo nước, hút nước mạnh, kích thích ruột, nhưng có tác dụng phụ trướng bụng, nguy cơ tắc ruột nếu không uống đủ nước
4. Thuốc trị táo bón dạng bơm thụt thường có tác dụng phụ như gây tổn thương trực tràng/đại tràng, nhiễm trùng, mất cân bằng điện giải khi dùng kéo dài, đau bụng, đầy bụng
Trong các loại thuốc trị táo bón trong đó, loại thuốc theo cơ chế hút giữ nước làm mềm phân được ưu tiên chọn lựa cho người cao tuổi.
3. Lời khuyên từ chuyên gia
Tôi muốn chia sẻ một số lời khuyên để giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe và phòng ngừa táo bón một cách hiệu quả:
Trước hết, hãy duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt. Đừng quên bổ sung protein từ các nguồn như cá, thịt gà, đậu và các sản phẩm từ sữa. Uống đủ nước mỗi ngày, đảm bảo bổ sung đủ vitamin D, B12, canxi và các khoáng chất khác để duy trì sức khỏe toàn diện.
Vận động thường xuyên cũng rất quan trọng. Hãy thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội để duy trì sức khỏe tim mạch và cơ bắp. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp giảm các triệu chứng táo bón.
Đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khám sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh mạn tính và có biện pháp điều trị kịp thời.
Giữ tâm lý thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng. Tham gia các hoạt động xã hội, duy trì các sở thích và kết nối với bạn bè, gia đình để tránh cảm giác cô đơn và trầm cảm.
Cuối cùng, nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng thuốc trị táo bón nhưng hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Việc duy trì một lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe định kỳ như vậy sẽ giúp người cao tuổi sống khỏe mạnh và giảm thiểu các vấn đề sức khỏe như táo bón.
Xem thêm:
- Vì sao táo bón tái đi tái lại ở người cao tuổi? Giải đáp từ chuyên gia
- Người già bị táo bón – không nên chủ quan và coi thường
Tài liệu tham khảo:
1.Amir M, Mahmud M, Hana A. et al. Chronic Constipation in the Elderly Patient. Korean J Fam Med. 2020; 41(3): 139–145.
2.Shilpa A, Clinical Research, Jurisprudence, 14, 2024
3.Seung J.K, Young S.C, Tae H.LJ et al. Neurogastroenterol Motil 2021;27:495-512
4.Gwee KA, Ghoshal UC, Gonlachanvit S, Chua AS, Myung SJ, Rajindrajith S, et al. Primary care management of chronic constipation in Asia: the ANMA chronic constipation tool. J Neurogastroenterol Motil. 2013;19:149–60.