Chóng Mặt Là Gì Và Các Kiểu Chóng Mặt Thường Gặp

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng chóng mặt, hãy cùng với a:care Việt Nam tìm hiểu xem chóng mặt là gì? Các kiểu chóng mặt thường gặp và phương pháp phòng tránh chứng chóng mặt. 

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là gì? Là một ảo giác chuyển động, đa phần được người bệnh mô tả là cảm giác xoay mòng mòng trong đầu và có lúc nghiêng ngả. Chóng mặt có thể kèm theo tình trạng mất thăng bằng, tiền ngất và xây xẩm. Tiền ngất nghĩa là xây xẩm hoặc cảm giác sắp ngã quỵ. Vì chóng mặt gây mất thăng bằng nên một trong những hậu quả dễ xảy đến nhất là té ngã.

Tình trạng mất thăng bằng, tức cảm giác mất cân bằng, loạng choạng và tư thế không ổn định là một biểu hiện chính yếu của chóng mặt.

Chóng mặt có thể có nhiều dạng:

  • Một số bệnh nhân có cảm giác xoay mòng thoáng qua trong vài giây.
  • Một số bệnh nhân ít bị chóng mặt hơn nhưng các cơn chóng mặt lại có biểu hiện khá nặng.
  • Ở một số người, chóng mặt có thể xảy đến thường xuyên với mức độ nặng, làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Hầu hết bệnh nhân chỉ chịu cơn chóng mặt trong vài giây, nhưng cảm giác xoay tròn, chao đảo hoặc té ngã dù thoáng qua cũng có thể khiến người bệnh sợ hãi. Nỗi sợ bị chóng mặt trở lại có thể cản trở các hoạt động thường ngày như lái xe và sang đường.

Các nguyên nhân gây chóng mặt là gì?

Chóng mặt thường gây ra bởi các bất thường ở tai trong. Nếu chóng mặt đến từ những rối loạn của tai và các cấu trúc xung quanh tai thì được gọi là chóng mặt ngoại biên. Những dạng chóng mặt ngoại biên thường gặp nhất là:

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính — do một số cử động của đầu gây ra.
  • Viêm mê đạo tai — nhiễm trùng tai trong do cảm lạnh hoặc vi-rút cúm.
  • Bệnh Ménière – một bệnh hiếm gặp ở tai trong, thỉnh thoảng gây tiếng kêu trong tai (ù tai) hoặc mất thính lực.
Chóng mặt thường gây ra bởi các bất thường ở tai trong
Chóng mặt thường gây ra bởi các bất thường ở tai trong

Chóng mặt không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng. Một số bệnh và tác dụng phụ của thuốc có thể là nguyên nhân gây ra cơn chóng mặt. Do đó, bạn cần kịp thời trao đổi với bác sĩ chuyên khoa: chỉ bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây chóng mặt và đưa ra chỉ định điều trị.

Chóng mặt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý, trong đó có một số bệnh rất nguy hiểm. Nếu bạn bị chóng mặt, bước đầu tiên và quan trọng nhất là trao đổi với bác sĩ về vấn đề này. Bác sĩ chính là người tốt nhất giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây chóng mặt, cũng như ngăn ngừa tình trạng tái phát!

Chóng mặt không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng
Chóng mặt không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng

Các triệu chứng của chóng mặt là gì?

Thông thường, chóng mặt biểu hiện qua các triệu chứng sau:

  • Choáng váng hoặc cảm giác xoay vòng
  • Cảm giác xây xẩm
  • Mất thăng bằng
  • Buồn nôn – cảm giác muốn nôn
  • Đau nửa đầu

Có nhiều bài tập ngăn ngừa chóng mặt và giảm tần suất các cơn chóng mặt. Các bài tập ngồi, đứng và đi bộ liên quan đến chuyển động của đầu và mắt có thể giúp ngăn ngừa chóng mặt.

Tại sao tôi nên luyện tập? Tùy theo nguyên nhân gây chóng mặt, một số bài tập có thể giúp giảm bớt các cơn chóng mặt. Ví dụ, nếu bạn có vấn đề về thăng bằng, bạn có thể cân nhắc luyện tập các bài tập giữ thăng bằng để cải thiện bệnh lý của mình. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để xác định những loại bài tập phù hợp với mình.

Bạn cần đi khám ngay nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Song thị: nhìn thấy hai hình ảnh của một đối tượng
  • Ù tai (hoặc thậm chí điếc)
  • Khó nói chuyện, đi bộ hoặc nuốt

Chóng mặt có thể dẫn đến những trở ngại về tâm lý

Do có nguy cơ té ngã, chóng mặt ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chúng ta. Chóng mặt có thể gây nhiều phiền muộn, lo âu do lo sợ té ngã, cũng như gây mệt mỏi do không đoán trước và kiểm soát được các cơn chóng mặt. Chóng mặt có thể dẫn đến nỗi sợ nơi công cộng và không gian mở. Khi gặp phải những tình huống này, chúng ta có thể bị hoảng loạn và suy nhược. Do đó, chóng mặt mãn tính có thể gây ra nhiều khó khăn trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội, dù là trong môi trường công việc hay đời sống cá nhân.

Bác sĩ tư vấn điều trị cho bệnh nhân
Lên tiếng và trao đổi cùng bác sĩ để được hỗ trợ

Người bệnh có thể sợ chính cơn chóng mặt và những hạn chế sức khỏe liên quan. Người bị chóng mặt thường né tránh các hoạt động như ra ngoài một mình để gặp gỡ bạn bè, lái xe đến thăm người thân, từ đó dẫn đến cảm giác bị cô lập với xã hội và thu mình trước các tình huống xã hội. Ví dụ, người bệnh có thể cảm thấy căng thẳng và hoảng loạn khi đưa con cháu đến công viên hoặc cùng chơi thể thao. Người bị chóng mặt thường né tránh các sự kiện, như đến nhà hát, rạp chiếu phim, hoặc buổi hòa nhạc. Người bệnh mất đi các hoạt động có giá trị và có thể sợ cảm giác không được chào đón hoặc bị kỳ thị, từ đó cảm thấy lo âu và buồn rầu nhiều hơn.

Nếu bạn đang gặp phải tâm lý trên, hãy lên tiếng và trao đổi cùng bác sĩ, gia đình cũng như bạn bè để được hỗ trợ.

Các kiểu chóng mặt thường gặp

Có hai kiểu chóng mặt chính:

  • Nếu chóng mặt là do những rối loạn của tai và các cấu trúc xung quanh tai thì được gọi là chóng mặt ngoại biên.
  • Ngược lại, nếu cảm giác chóng mặt là do rối loạn trong não và các cấu trúc xung quanh não thì được gọi là chóng mặt trung ương.

Hầu hết người bệnh bị chóng mặt ngoại biên. Tuy nhiên, người bệnh cần phải trao đổi với ​​bác sĩ nếu bị chóng mặt. Bác sĩ có thể đánh giá xem bệnh nhân bị chóng mặt ngoại biên hay chóng mặt trung ương, và giúp họ kiểm soát tình trạng triệu chứng.

Thông thường, chóng mặt ngoại biên bắt nguồn từ rối loạn tai trong.

Vậy thì tại sao rối loạn tai trong gây chóng mặt? Cấu trúc của tai trong gồm:

  • Ba ống bán khuyên chứa dịch và các tế bào lông giúp duy trì trạng thái thăng bằng.
  • Hai túi dịch (cầu nang và xoang nang) chứa các viên nhỏ giúp chúng ta định hướng chuyển động lên xuống hoặc tăng-giảm tốc độ chuyển động.
  • Ốc tai, có hình xoắn ốc, là bộ phận cho phép chúng ta nghe được.
  • Toàn bộ các bộ phận nêu trên của tai trong hỗ trợ hệ thống tiền đình hoạt động trơn tru.

Khi bị chóng mặt ngoại biên, người bệnh có thể mắc phải ba dạng chóng mặt cụ thể: chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), viêm dây thần kinh tiền đình cấp tính và bệnh Ménière.

Các kiểu chóng mặt thường gặp
Các kiểu chóng mặt thường gặp

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV)

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có liên hệ mật thiết với cảm giác chóng mặt do thay đổi tư thế, được định nghĩa là cảm giác xoay tròn do thay đổi tư thế đầu so với trọng lực. Bệnh này bắt nguồn từ rối loạn của tai trong, với biểu hiện đặc trưng là thường xuyên xảy ra các cơn chóng mặt khi thay đổi tư thế. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có thể biểu hiện qua các triệu chứng:

  • Buồn nôn
  • Đau nửa đầu
  • Mất thăng bằng

Việc chuyển động hoặc thay đổi tư thế thường là nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Chẳng hạn như khi ngồi dậy hoặc ngẩng đầu lên quá nhanh. Cơn chóng mặt có thể kéo dài từ 5 đến 30 giây. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính rất phổ biến và khoảng 50% dân số mắc chứng này tại thời điểm nào đó. Nhiều bài tập có thể giúp ngăn ngừa các cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính xảy đến trong tương lai.

Viêm dây thần kinh tiền đình

Viêm dây thần kinh tiền đình là bệnh lý viêm dây thần kinh ở tai trong và có thể gây chóng mặt. Cụ thể, các dây thần kinh tiền đình gửi tín hiệu đến não bị viêm. Viêm dây thần kinh tiền đình biểu hiện qua các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mất thăng bằng

Viêm dây thần kinh tiền đình thường do nhiễm virus, chẳng hạn cảm lạnh hoặc cúm. Trái với chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, các triệu chứng của viêm dây thần kinh tiền đình diễn tiến trong vài giờ, đạt đỉnh điểm trong vòng 24-48 giờ.

Bệnh Ménière

Bệnh Ménière cũng là một bệnh lý ở tai trong có thể gây chóng mặt nghiêm trọng. Người mắc bệnh Ménière thường xuyên phải chịu đựng các cơn chóng mặt. Ngoài cơn chóng mặt, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Tiếng kêu trong tai
  • Sức ép bên trong tai
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mất thăng bằng
  • Mất thính lực

Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ. Bệnh Meniere có thể do nhiễm virus, chấn thương ở đầu, đau nửa đầu, hoặc do gia đình có tiền sử bệnh Meniere.

Đau nửa đầu tiền đình là tên gọi chung cho tất cả các tình trạng đau nửa đầu kèm theo chóng mặt. Ngoài chứng đau nửa đầu, người bệnh có thể bị chóng mặt và các triệu chứng khác như:

  • Buồn nôn
  • Mờ mắt
  • Ù tai
  • Đau cổ
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng hoặc âm thanh

Không phải lúc nào đau nửa đầu cũng là đau đầu. Có rất nhiều kiểu đau nửa đầu mà không gây đau đầu. Theo đó, đau nửa đầu do tiền đình có thể kèm hoặc không kèm theo đau đầu.

Trên đây là những nguyên nhân thường gặp nhất. Tuy nhiên, các kiểu chóng mặt có thể do nhiều bệnh lý khác gây ra. Ví dụ, chóng mặt trung ương bắt nguồn từ những thương tổn của não như:

  • Bệnh đa xơ cứng
  • U não
  • Đột quỵ
  • Chấn thương

Tình trạng chóng mặt có thể nghiêm trọng hơn nhiều đối với các bệnh lý hiếm gặp. 

Để đối phó với chứng chóng mặt, bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác. Nếu có các triệu chứng, bạn cần trao đổi với ​​bác sĩ, làm theo tất cả các khuyến nghị của bác sĩ và tìm hiểu các biện pháp cấp cứu khi bị chóng mặt.

Tài liệu tham khảo:

1. VeDA. New Patient Toolkit. https://vestibular.org/article/diagnosis-treatment/new-patient-toolkit/. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

2. RACGP – An approach to vertigo in general practice. https://www.racgp.org.au/afp/2016/april/an-approach-to-vertigo-in-general-practice/. Published 2020. Accessed October 28, 2020.

3. Encyclopedia Britannica. Inner ear | anatomy. https://www.britannica.com/science/inner-ear. Published 2020. Accessed October 28, 2020.

4. Singh Sura.D, Newell.S. Vertigo-Diagnosis and management in the primary care. Br. J. Medical Pract.. 2010 3(4):a351.

5. Bhattacharyya N, Gubbels S, Schwartz S et al. Clinical Practice Guideline: Benign Paroxysmal Positional Vertigo (Update) Executive Summary. Otolaryngol Head Neck Surg. 2017;156(3):403-416.

6. NHS. Benign paroxysmal positional vertigo (BPPV). https://www.guysandstthomas.nhs.uk/resources/patient-information/therapies/physiotherapy/benign-paroxysmal-positional-vertigo.pdf.Published 2017. Accessed October 28, 2020.

7. Ménière’s Society: BPPV. Menieres.org.uk. https://www.menieres.org.uk/information-and-support/symptoms-and-conditions/bppv. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

8. NHS. Labyrinthitis and vestibular neuritis. nhs.uk. https://www.nhs.uk/conditions/labyrinthitis/. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

9. Smith T, Rider J, Cen S. Vestibular Neuronitis (Labyrinthis). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK549866/. Accessed October 14, 2020.

10. NHS. Ménière’s disease. nhs.uk. https://www.nhs.uk/conditions/menieres-disease/. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

11. VeDA. Vestibular Migraine – https://vestibular.org/article/diagnosis-treatment/types-of-vestibular-disorders/vestibular-migraine/. Published 2020. Accessed October 28, 2020.

12. Ménière’s Society: Vestibular Migraine. Menieres.org.uk. https://www.menieres.org.uk/information-and-support/symptoms-and-conditions/migraine-associated-vertigo. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

13. Marill.K. Central Vertigo. https://emedicine.medscape.com/article/794789-overview#showall. Accessed October 14, 2020.

14. Salvinelli F, Firrisi, M Casale, M Trivelli, L D’Ascanio, F Lamanna, F Greco, Costantino S. “What is vertigo?” Clin Ter. 2003; 154 (5): 341-348.

15. Bateman K, Rogers C, Meyer E. An approach to acute vertigo. S Afr Med J. 2015;105(8):694.

16. RACGP – An approach to vertigo in general practice. https://www.racgp.org.au/afp/2016/april/an-approach-to-vertigo-in-general-practice/. Published 2020. Accessed October 28, 2020.

17. NHS. Vertigo. nhs.uk. https://www.nhs.uk/conditions/vertigo/. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

18. Victoria State government. Vertigo (BPPV). https://www.bettersafercare.vic.gov.au/sites/default/files/2019-07/Vertigo.pdf. Published 2020. Accessed October 28, 2020.

19. Umc.edu. Vestibular exercises. https://www.umc.edu/Healthcare/ENT/Patient%20Handouts%20-%20ENT/Otology%20Handhouts/vestibular-exercises-2016.pdf. Published 2020. Accessed October 29, 2020.

Y20. ardley L, Todd A, Lacoudraye-harter M, Ingham R. Psychosocial consequences of recurrent vertigo. Psychol. Health. 1992;6(1-2):85-96.

VTM1291418 (v1.0)