Cúm ảnh hưởng đến người cao tuổi như thế nào?

- Ngày cập nhật: 30/04/2025
Mục lục
1. Miễn dịch yếu đi theo tuổi làm giảm khả năng chống lại virus cúm
Khi tuổi càng cao, sức đề kháng của cơ thể – hay còn gọi là hệ miễn dịch – dần yếu đi, khiến chúng ta dễ bị các bệnh như cúm tấn công và khó hồi phục hơn. Cơ thể người lớn tuổi phản ứng chậm hơn khi bị nhiễm cúm. Phản ứng viêm trong cơ thể cũng kéo dài hơn, khiến việc loại bỏ virus diễn ra chậm và mô phổi dễ bị tổn thương hơn.
Cụ thể, hệ miễn dịch của chúng ta khi già đi sẽ suy yếu ở nhiều “mặt trận”. Các tế bào miễn dịch vốn rất quan trọng để chống virus cúm, sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn [2]. Đồng thời, những “chiến sĩ” tuyến đầu ở phổi như đại thực bào phế nang cũng giảm khả năng “làm sạch” mầm bệnh, khiến vi khuẩn, virus dễ “ở lì” trong phổi lâu hơn.
Không dừng lại ở đó, lớp tế bào lót trong đường hô hấp – vốn có vai trò như hàng rào đầu tiên chống lại virus – cũng bị ảnh hưởng do tuổi tác. Ở người lớn tuổi, lớp tế bào này giảm khả năng phát hiện và báo động cho hệ miễn dịch khi có virus xâm nhập, dẫn đến việc loại bỏ các tế bào nhiễm bệnh không còn hiệu quả như trước.

2. Cúm – mối nguy tiềm ẩn với người cao tuổi có bệnh mạn
Với người cao tuổi, đặc biệt là những bác đang có sẵn các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn nhiều.
Ở những người mắc bệnh tim mạch, cúm có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tình trạng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Với người bị tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn khi nhiễm cúm. Phản ứng viêm do cúm gây ra có thể làm tăng đường huyết, từ đó dẫn tới các biến chứng nặng như nhiễm toan ceton – một tình trạng cấp cứu rất nguy hiểm.
Còn với các bác đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm có thể kích hoạt những đợt bệnh cấp, làm tình trạng khó thở tăng lên, nhiều trường hợp phải nhập viện và có thể dẫn đến suy hô hấp.
Chính vì vậy, chúng tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa, bao gồm tiêm vaccine hoặc điều trị kháng virus sớm, để giảm thiểu tác động của cúm ở người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh nền.

3. Người lớn tuổi dễ gặp biến chứng nặng nếu bị cúm
Vì hệ miễn dịch yếu dần theo thời gian và thường mắc thêm nhiều bệnh nền nên người lớn tuổi—nhất là từ 65 tuổi trở lên—bị cúm thì nguy cơ gặp biến chứng nặng là rất cao. So với người trẻ, người cao tuổi dễ phải nhập viện hơn và cũng có nguy cơ tử vong cao hơn nếu không được điều trị kịp thời.….
Mạng lưới Giám sát Nhập viện do Cúm tại Hoa Kỳ đã ghi nhận hơn 121.000 trường hợp nhập viện trong vòng 9 mùa dịch. Trong số này, 5,5% trường hợp tử vong, và đáng chú ý là 76% các ca tử vong này xảy ra ở người từ 65 tuổi trở lên.
Qua những thông tin trên, chúng tôi mong các bác hiểu rằng cúm không chỉ là bệnh nhẹ, đặc biệt với người có nhiều bệnh nền. Việc phòng bệnh, tiêm ngừa cúm hằng năm và theo dõi sức khỏe khi có triệu chứng là vô cùng quan trọng để bảo vệ chính mình và người thân trong gia đình.
Xem thêm:
- Người cao tuổi là đối tượng rất dễ bị tổn thương do cúm mùa!
- 12 câu hỏi thường gặp về tiêm phòng cúm cho người cao tuổi có bệnh mạn tính
- Có nên tiêm vaccine cúm cho người cao tuổi trước nguy cơ dịch chồng dịch?
Tài liệu tham khảo
1. Discrete Dynamical Modeling of Influenza Virus Infection Suggests Age-Dependent Differences in Immunity. Keef E, Zhang LA, Swigon D, et al. Journal of Virology. 2017;91(23):e00395-17. doi:10.1128/JVI.00395-17.
2. Age-Related Impaired Type 1 T Cell Responses to Influenza: Reduced Activation Ex Vivo, Decreased Expansion in CTL Culture in Vitro, and Blunted Response to Influenza Vaccination in Vivo in the Elderly. Deng Y, Jing Y, Campbell AE, Gravenstein S. Journal of Immunology (Baltimore, Md. : 1950). 2004;172(6):3437-46. doi:10.4049/jimmunol.172.6.3437.
3. Aging Impairs Alveolar Macrophage Phagocytosis and Increases Influenza-Induced Mortality in Mice. Wong CK, Smith CA, Sakamoto K, et al. Journal of Immunology (Baltimore, Md. : 1950). 2017;199(3):1060-1068. doi:10.4049/jimmunol.1700397.
4. Age-Associated Changes in the Respiratory Epithelial Response to Influenza Infection. Chason KD, Jaspers I, Parker J, et al. The Journals of Gerontology. Series A, Biological Sciences and Medical Sciences. 2018;73(12):1643-1650. doi:10.1093/gerona/gly126.
5. T-Cell Immunity to Influenza in Older Adults: A Pathophysiological Framework for Development of More Effective Vaccines. McElhaney JE, Kuchel GA, Zhou X, Swain SL, Haynes L. Frontiers in Immunology. 2016;7:41. doi:10.3389/fimmu.2016.00041.
6. Influenza Vaccination as Secondary Prevention for Cardiovascular Disease: A Science Advisory From the American Heart Association/American College of Cardiology. Davis MM, Taubert K, Benin AL, et al. Circulation. 2006;114(14):1549-53. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.106.178242.
7. Acute Cardiovascular Events Associated With Influenza in Hospitalized Adults : A Cross-Sectional Study. Chow EJ, Rolfes MA, O’Halloran A, et al. Annals of Internal Medicine. 2020;173(8):605-613. doi:10.7326/M20-1509.
8. Burden of Influenza Hospitalization Among High-Risk Groups in the United States. Near AM, Tse J, Young-Xu Y, Hong DK, Reyes CM. BMC Health Services Research. 2022;22(1):1209. doi:10.1186/s12913-022-08586-y.
9. Risk of Severe Influenza Among Adults With Chronic Medical Conditions. Walker TA, Waite B, Thompson MG, et al. The Journal of Infectious Diseases. 2020;221(2):183-190. doi:10.1093/infdis/jiz570.
10. Prevention of Acute Exacerbations of COPD: American College of Chest Physicians and Canadian Thoracic Society Guideline. Criner GJ, Bourbeau J, Diekemper RL, et al. Chest. 2015;147(4):894-942. doi:10.1378/chest.14-1676.
11. Prevention and Control of Seasonal Influenza With Vaccines: Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices – United States, 2022-23 Influenza Season. Grohskopf LA, Blanton LH, Ferdinands JM, et al. MMWR. Recommendations and Reports : Morbidity and Mortality Weekly Report. Recommendations and Reports. 2022;71(1):1-28. doi:10.15585/mmwr.rr7101a1.
12. The Burden of All-Cause Mortality Following Influenza-Associated Hospitalizations: Influenza Hospitalization Surveillance Network, 2010-2019. O’Halloran AC, Millman AJ, Holstein R, et al. Clinical Infectious Diseases : An Official Publication of the Infectious Diseases Society of America. 2025;80(3):e43-e45. doi:10.1093/cid/ciae547.