Một Số Phương Pháp Giúp Nhanh Khỏi Cúm Tại Nhà
Mục lục
Theo ước tính sơ bộ của tổ chức CDC Hoa Kỳ, vào mùa cúm 2022-2023, sẽ có khoảng 27-54 triệu ca bệnh cúm với 19.000 đến 58.000 ca tử vong. Con số này là hồi chuông cảnh báo để mọi người phòng bệnh và chữa bệnh cúm tốt hơn. Vậy bị cúm làm gì cho nhanh khỏi? Hãy cùng a:care Việt Nam tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về bệnh cúm
Cúmlà một bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm tấn công hệ hô hấp (bao gồm mũi, cổ họng và có thể đến phổi) của người bệnh. Bệnh cúm có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng và có thể dẫn đến tử vong ở tất cả độ tuổi nếu không được điều trị kịp thời. Khi mắc cúm, người bệnh thường có các triệu chứng như ho, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nôn mửa…
Vi rút cúm lây qua những giọt nhỏ li ti được tạo ra khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Những giọt này mang theo vi rút gây bệnh rơi vào mũi hoặc miệng của người tiếp xúc gần. Mặc dù ít xảy ra nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh cúm mùado đụng chạm vào đồ vật, bề mặt đồ vật có vi rút,, sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng của mình. Vậy mắc cúm làm gì cho nhanh khỏi?
Cách giúp nhanh khỏi cúm đơn giản tại nhà
Cúm có thể nguy hiểm bởi tốc độ lan nhanh chóng và có thể gây tử vong. Vậy khi bị cúm làm gì cho nhanh khỏi, hãy cùng theo dõi một số cách dưới đây.
Chế độ ăn uống
Ăn uống lành mạnh là một cách để bổ sung khoáng chất, vitamin cũng như chất chống oxy hoá quan trọng, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thể chống lại vi rút. Vậy nên dù không thèm ăn, bạn cũng nên đảm bảo ăn uống đủ chất để duy trì sức khỏe. Dưới đây là một số cách hỗ trợ bạn ăn uống khoa học hơn trong thời gian bị cúm.
Dùng thức ăn dạng lỏng và ấm
Súp gà, cháo hay bún phở là những món ăn tiện lợi giúp bạn chiến đấu với bệnh cúm hiệu quả. Chúng không chỉ dễ tiêu hoá, giữ ấm cơ thể mà còn có thể bảo vệ cơ thể khỏi vi rút và vi khuẩn, đồng thời hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp do cúm gây ra.
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm và vitamin C
Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin C và kẽm sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ cơ thể bạn chống lại vi rút hiệu quả hơn.
Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm, sắt và vitamin C như thịt bò, trứng, các loại đậu,chuối, cam quýt, ổi, lựu, rau xanh… trong các bữa ăn hằng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nước ép trái cây, sinh tố rau củ để đảm bảo có đủ dưỡng chất cần thiết. Nước ép và sinh tố không chỉ dễ uống mà còn có thể làm dịu cảm giác đau, sưng hay khô ở cổ họng của bệnh nhân cúm đồng thời giúp cơ thể giữ nước, làm giảm bớt tắc nghẽn chất nhầy. Đây là chìa khóa để bạn chống lại bệnh cúm tốt hơn.
Dùng các thực phẩm hỗ trợ như gừng, tỏi…
Bị cúm làm gì cho nhanh khỏi, người bị cúm có thể sử dụng những thực phẩm như tỏi hoặc gừng trong chế độ ăn hằng ngày. Không chỉ giúp thêm gia vị cho món ăn như súp, tỏi còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Bạn cũng có thể dùng gừng để làm giảm buồn nôn và đau bụng. Một số nghiên cứu cho thấy gừng còn có khả năng chống viêm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng gừng cùng với một số loại thực phẩm khác, ở dạng bột hoặc xay tươi đều được.
Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu
Trong thời gian mắc cúm, người bệnh nên tránh sử dụng những đồ uống chứa cồn, cafein, rượu bia vì chúng có tác dụng lợi tiểu, làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn. Đặc biệt, cồn trong rượu bia còn khiến các triệu chứng đau họng, ngạt mũi trở nên nặng hơn.
Người bị bệnh cúm không được uống rượu bia vì thành phần có trong những loại đồ uống này thường phản ứng với hầu hết các loại thuốc trị cúm dẫn đến các tình trạng như buồn ngủ, đau đầu chóng mặt, buồn nôn và nôn.
Uống đủ nước
Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh cúm là sốt cao, dẫn đến đổ mồ hôi nhiều. Một số người có thể nôn mửa, tiêu chảy khi nhiễm cúm – cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước. Do đó, người bệnh nên bổ sung nước để bù đắp lượng nước cơ thể đã mất.
Uống đủ nước còn có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh cúm. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống trà xanh hoặc trà thảo dược với mật ong. Nghiên cứu cho thấy sử dụng mật ong với liều lượng phù hợp, khoảng 2 thìa cà phê mật ong có thể giúp ích cho việc kiểm soát cơn ho vào ban đêm, làm dịu cảm giác đau họng.
Chế độ sinh hoạt
Người bệnh cần làm gì để nhanh khỏi cúm? Cách hiệu quả để có thể vượt qua bệnh cúm chính là nghỉ ngơi và dưỡng sức, cùng những thói quen sinh hoạt phù hợp và lành mạnh, cụ thể như sau:
Súc miệng bằng nước ấm pha loãng muối
Nước muối loãng có hiệu quả trong việc loại bỏ bớt lượng vi rút, vi khuẩn khu trú ở vùng hầu họng, đồng thời giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ trong mũi, họng. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng nước muối ấm súc họng mỗi ngày giúp giam triệu chứng khó chịu của bệnh như đau họng, kích thích họng, ho, khạc, đàm, sổ mũi và mau khỏi bệnh.
Bạn có thể tự pha nước muối tại nhà với cách đơn giản sau: pha 1/2 thìa cà phê muối hoà tan trong khoảng 240ml nước ấm, mỗi ngày súc 4 lần.
Vệ sinh mũi thường xuyên
Cúm làm sao cho nhanh khỏi? Người bệnh cần phải vệ sinh mũi thường xuyên bằng cách xì mũi khi bị cúm.
Cách xì mũi là dùng tay bịt 1 bên lỗ mũi và nhẹ nhàng xì mũi ở bên kia. Ngoài ra, bạn cũng có thể vệ sinh mũi bằng nước muối ấm pha loãng, loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các chất nhày khỏi mũi của bạn, giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi.
Để cơ thể nghỉ ngơi
Vậy làm thế nào để nhanh khỏi cúm? Nghỉ ngơi chính là một trong những cách hỗ trợ bạn khỏi cúm nhanh hơn. Bởi lúc này cơ thể đang mệt mỏi, mất nước nên cần nghỉ ngơi để dưỡng sức.
Giấc ngủ đủ là liều thuốc giúp cho cơ thể người bệnh chống lại bệnh cúm tốt hơn. Đi ngủ sớm và đủ giấc có thể tăng thêm thời gian phục hồi của cơ thể.
Tăng độ ẩm môi trường xung quanh
Không khí khô sẽ làm cho các triệu chứng của cúm trở nên nặng hơn. Bạn có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm để giải phóng hơi ẩm vào trong không khí. Hơi nước có thể giúp giữ cho cơ thể bạn không bị khô.
Bên cạnh đó, việc tạo độ ẩm cho môi trường xung quanh sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn. Không khí ẩm có thể làm giảm đau họng và làm dịu những mô bị kích thích trong khoang mũi. Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã khử trùng và làm sạch máy tạo độ ẩm thường xuyên.
Sử dụng thuốc điều trị cúm
Làm sao để nhanh khỏi cúm? Phương thức hiệu quả dành cho bệnh nhân cúm là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc được khuyến nghị để điều trị các triệu chứng cụ thể của cúm như nghẹt mũi, sổ mũi…
Thuốc giảm cơn nhức đầu, đau nhức cơ thể, giảm sốt, thuốc thông mũi, thuốc giảm ho, long đờm… sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn phù hợp.
Các trường hợp cúm cần thăm khám bác sĩ
Khi mắc bệnh cúm, người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu như đau họng, đau cơ, sổ mũi, ho, ớn lạnh… Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể tự khỏi từ sau 2 đến 5 ngày. Trong trường hợp này, người bệnh không cần thiết phải đi khám bác sĩ.
Vậy khi nào cần đi khám bác sĩ khi bị cúm? Cùng điểm qua 8 trường hợp cần thăm khám bác sĩ khi mắc cúm như sau:
- Bạn bị hụt hơi hoặc khó thở
- Bạn cảm thấy đau, tức ở ngực hoặc bụng
- Bạn thường xuyên bị nôn mửa
- Bạn đang mang thai
- Bạn bị hen suyễn
- Bạn bị bệnh tim
- Các triệu chứng cúm thuyên giảm sau đó tái phát và nặng hơn
- Bạn nằm trong nhóm những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm: phụ nữ mới sinh được 2 tuần; trẻ em dưới 5 tuổi (đặc biệt là dưới 2 tuổi); người lớn từ 65 tuổi trở lên; những người bị mắc bệnh mạn tính như thận, tiểu đường, gan hoặc phổi.
Nếu bạn thuộc bất kỳ trường hợp nào kể trên bị nhiễm cúm, hãy đến gặp các bác sĩ ngay nhé.
Lưu ý đối với người mắc cúm và người chăm sóc bệnh nhân cúm
Bệnh cúm rất dễ lây lan, nếu không được ngăn chặn đúng cách sẽ có khả năng bùng phát thành đại dịch, do vậy chúng ta cần nâng cao ý thức và trách nhiệm cho cả bệnh nhân và người chăm sóc. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên tuân theo để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh:
Lưu ý cho người mắc cúm
Nếu được chẩn đoán mắc cúm, tốt hơn hết người bệnh nên ở nhà và tránh tiếp xúc với những người xung quanh, trừ trường hợp đi đến cơ sở chăm sóc y tế.
Lưu ý trước khi đi ra ngoài, bạn cần phải đeo khẩu trang, che chắn miệng bằng khăn giấy khi hắt hơi, ho, không khạc nhổ linh tinh, và bỏ rác thải đúng nơi quy định. Nên rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm mầm bệnh cho người khác.
Lưu ý cho người chăm sóc
Cúm có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua con đường tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp. Do vậy, những người chăm sóc bệnh nhân cúm cũng có khả năng mắc bệnh cao.
Để phòng ngừa bệnh cúm, một trong những cách hiệu quả nhất là bạn nên đi tiêm phòng vắc xin cúm. Vì cúm biến đổi liên tục nên cần tiêm phòng cúm hằng năm. Ngoài ra, nhớ che mũi, miệng khi hắt hơi và bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác. Khi chăm sóc bệnh nhân mắc cúm, bạn nên đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc, đồng thời tránh chạm vào mắt, mũi, miệng của mình.
Xem thêm: Lưu ý trước khi tiêm cúm mùa bạn cần biết
Bạn cũng nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng cồn rửa tay để hạn chế vi khuẩn lây lan. Đừng quên chăm sóc cơ thể khỏe mạnh bằng cách bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn hằng ngày, nghỉ ngơi đúng cách và uống đủ nước mỗi ngày bạn nhé.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích liên quan đến việc cúm làm gì cho nhanh khỏi. Với chúng tôi, chăm sóc và cải thiện sức khỏe là vô cùng quan trọng. Tìm đọc thêm các bài viết trên a:care Việt Nam để cập nhật thêm nhiều kiến thức về cúm và phòng ngừa cúm bạn nhé.
Xem thêm:
- Hỏi và Đáp về Cúm Mùa – Phần 1
- Hỏi và Đáp về Cúm Mùa – Phần 2
- Những lầm tưởng của ba mẹ về cúm mùa ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe cho bé
Nguồn tham khảo:
1. 2022-2023 U.S. Flu Season: Preliminary In-Season Burden Estimates. Available at: https://www.cdc.gov/flu/about/burden/preliminary-in-season-estimates.htm. Last Reviewed: May 26, 2023
2. Key Facts About Influenza (Flu). Available at: https://www.cdc.gov/flu/about/keyfacts.htm. Last Reviewed: October 24, 2022
3. Eating well. The #1 Worst Food for Immunity, According to Doctors. https://www.eatingwell.com/article/7676757/why-you-shouldnt-drink-alcohol-when-youre-sick-according-to-doctors.
4. Healthline. Honey for a Sore Throat: Is It an Effective Remedy? https://www.healthline.com/health/honey-for-sore-throat
5. 12 natural treatment tips for cold and flu. Available at: https://www.webmd.com/cold-and-flu/12-tips-prevent-colds-flu-1#1-5. Published 2021 by Carol Dersarkissian, MD.
6. 12 Tips for a Speedy Flu Recovery. Available at: https://www.healthline.com/health/influenza/tips-for-speedy-flu-recovery#7.-Take-OTC-medications. Medically reviewed by Daniel Murrell, M.D, Jacquelyn Cafasso. Updated on February 23, 2023
7. Healthline. 8 Reasons Why You Should See a Doctor for the Flu. https://www.healthline.com/health/influenza/reasons-to-see-doctor-flu 8. CDC Hoa Kỳ. Flu: What To Do If You Get Sick. https://www.cdc.gov/flu/treatment/takingcare.htm/