Dấu hiệu nhận biết và đối tượng dễ bị tăng huyết áp

Việc phát hiện bệnh tăng huyết áp thường thông qua các lần khám sức khỏe hay những lần khám bệnh khác. Điều này là do tăng huyết áp không biểu hiện dấu hiệu đặc trưng, tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người. Vậydấu hiệu của tăng huyết áplà gì? Đối tượng dễ tăng huyết áp là ai? Cùng a:care Việt Nam giải đáp qua bài viết dưới đây!

Thế nào là tăng huyết áp?

Huyết áp (HA) thường có 2 số. Ví dụ: 140/90.

• Huyết áp trên (huyết áp tâm thu, viết tắt là HATT) là số chỉ áp lực bên trong động mạch khi tim co bóp.

• Huyết áp dưới (huyết áp tâm trương, viết tắt là HATTr) là số chỉ áp lực trong động mạch khi tim thư giãn.

Tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg

Tiền tăng huyết áp dùng như một cảnh báo, những người có mức huyết áp này chưa phải là bị tăng huyết áp nhưng mức huyết áp của họ không đủ thấp để tốt cho sức khoẻ.

thế nào là tăng huyết áp
Hình ảnh mang tính chất minh hoạ

Nhận biết đúng các dấu hiệu bệnh tăng huyết

Tăng huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng, biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người. Việc phát hiện bệnh có thể qua các lần khám sức khoẻ hay đi khám vì một bệnh khác.

Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp là:

• Nhức đầu vùng sau gáy vào buổi sáng sau khi ngủ dậy

• Hoa mắt, chóng mặt

• Nhìn loá

• Hồi hộp

• Cảm thấy mệt mỏi

• Đau ngực

• Chảy máu mũi

Một người khi có các dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời.

mệt mỏi có thể là một trong những dấu hiệu của tăng huyết áp
Hình ảnh mang tính chất minh hoạ

Tìm hiểu thêm: Hậu quả và cách phòng tránh tăng huyết áp

Đối tượng dễ tăng huyết áp

Ai có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp? Cùng xem câu trả lời dưới đây:

• Cao tuổi: nam giới trên 45 tuổi, phụ nữ trên 65 tuổi có nguy cơ bị tăng huyết áp 

• Mắc một số bệnh mãn tính: như bệnh thận, đái tháo đường hay ngưng thở khi ngủ

• Có người thân mắc bệnh tăng huyết áp

• Thừa cân hoặc béo phì

• Không hoạt động thể chất

• Chế độ ăn uống quá nhiều muối (natri), quá ít kali: quá nhiều natri trong chế độ ăn uống có thể khiến cơ thể giữ lại dịch, làm tăng huyết áp.

• Sử dụng thuốc lá

• Uống quá nhiều bia rượu: nam uống nhiều hơn hai đơn vị uống/ngày và nữ uống nhiều hơn một đơn vị uống/ngày có thể ảnh hưởng đến huyết áp.

nam giới trên 45 tuổi có nguy cơ bị tăng huyết áp
Nam giới trên 45 tuổi có nguy bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường không có nguyên nhân, người ta ghi nhận một số yếu tố thuận lợi dễ dẫn đến bệnh. Trên thực tế, các yếu tố này thường tác động lẫn nhau.

Tăng huyết áp diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu đặc trưng và có nguy cơ mắc trên nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp thông qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Hy vọng những chia sẻ trên củaa:care Việt Namhữu ích đối với bạn và gia đình.

Tài liệu tham khảo

1.Clevelandclinic.org. High Blood Pressure (Hypertension). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4314-hypertension-high-blood-pressure
2.Healthline.com. Prehypertension: Why It’s a Warning Sign Not to Ignore. https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/prehypertension
3.Medicalnewstoday. Are there symptoms for high blood pressure? https://www.medicalnewstoday.com/articles/327320

V1294289 (v1.0)