Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Táo Bón Hiệu Quả
Mục lục
Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cách phòng ngừa và điều trị táo bón cũng cần được quan tâm. Hãy cùng a:care Việt Nam tìm hiểu cách điều trị táo bón cũng như cách phòng ngừa táo bón nhé!
Có những điều trị táo bón nào?
Mỗi đối tượng sẽ có những cách điều trị táo bón khác nhau:
Điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Nếu nghĩ bé bị táo bón, tốt nhất là đến khám bác sĩ hoặc tư vấn dược sĩ.
Một số mẹo nhỏ có thể hữu ích trong trường hợp bé bị táo bón:
- Nếu đang bú mẹ thì cho bú nhiều hơn.
- Nếu bé đang uống sữa công thức, nên cho uống thêm nước xen vào giữa các cữ. Không nên pha sữa công thức với quá nhiều nước.
- Lay chân bé theo kiểu đạp xe một cách nhẹ nhàng hoặc xoa bóp cẩn trọng vùng rốn bé theo chiều kim đồng hồ cũng giúp kích thích đại tràng.
- Nếu trẻ bắt đầu tập ăn đồ ăn đặc, tập cho trẻ quen với việc ăn nhiều rau quả tươi. Thái hoặc xay nhuyễn rau, quả để trẻ dễ ăn hơn. Thêm vào khẩu phần táo, nho, lê và dâu cũng như các loại trái cây tốt cho táo bón.
Bạn có thể nhận thấy sự cải thiện triệu chứng trong vòng vài ngày, nhưng đôi khi phải mất vài tuần. Hãy nhớ rằng không có gì bất thường khi trẻ bú sữa mẹ có thể một tuần không đi tiêu.
Điều trị táo bón cho trẻ em
Trẻ em thường mắc táo bón ở độ tuổi từ 2 đến 3 khi chúng bắt đầu làm quen với việc đi đại tiện trên bồn cầu.
Nếu nghĩ trẻ bị táo bón, tốt nhất là đến khám bác sĩ hoặc tư vấn dược sĩ. Nếu trẻ mắc táo bón càng lâu thì càng mất nhiều thời gian để hồi phục, vì vậy việc kiểm soát được tình trạng táo bón là vô cùng quan trọng.
Việc thay đổi lối sống và chế độ ăn có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ:
- Đa dạng hóa thực phẩm của trẻ, chủ yếu tăng cường chất xơ có trong các loại rau, quả.
- Khuyến khích trẻ vận động thể chất nhiều hơn.
- Đảm bảo trẻ uống nhiều nước.
- Cho trẻ nhiều thời gian để sử dụng nhà vệ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ còn đang luyện tập thói quen đại tiện.
Điều trị táo bón trong thai kỳ
Có nhiều cách hỗ trợ giảm táo bón cho phụ nữ mang thai:
- Đảm bảo uống đủ nước. Cố gắng uống tối thiểu 8 cốc nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều thức ăn có chất xơ. Vào khoảng 30 gram chất xơ mỗi ngày.
- Duy trì vận động. Hoạt động thể chất nhẹ như đi bộ hoặc bơi lội có thể giữ cho nhu động ruột được bình thường. Tránh các vận động thể lực mạnh, cần gắng sức.
- Lactulose là phương thức hiệu quả và an toàn giúp giảm triệu chứng táo bón. Thuốc không hấp thu vào máu nên có thể dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và cả trẻ nhỏ.
Nhuận tràng thẩm thấu là phương thức khá hiệu quả và dung nạp tốt, giúp giảm triệu chứng táo bón. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để lựa chọn loại không hấp thu vào máu, có thể dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và cả trẻ nhỏ.
Sử dụng thuốc nhuận tràng
Thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể giúp cải thiện triệu chứng táo bón ở nhiều người. Trong trường hợp các thay đổi không mang lại hiệu quả, cần phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.
Thuốc nhuận tràng là gì?
Thuốc nhuận tràng là thuốc để điều trị táo bón. Trong đó có nhiều loại thuốc nhuận trường khác nhau và mỗi loại có tác động khác nhau trên hệ tiêu hóa.
Các loại thuốc nhuận tràng bao gồm:
- Thuốc nhuận tràng tạo khối: Thuốc nhuận tràng tạo khối giúp phân giữ nước lại, làm mềm phân để dễ tống xuất.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu, tác động bằng cách tăng lượng nước trong lòng đại tràng. Điều này cũng giúp làm mềm phân và dễ tống xuất.
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp phân mềm nhưng lại khó tống xuất phân. Nhóm này chủ yếu kích thích co bóp cơ trơn ống tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột, tăng tốc độ tống xuất phân. Thường chỉ dùng thuốc nhuận tràng kích thích trong khoảng thời gian ngắn.
Thuốc nhuận tràng có thể mua được ở các hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc.
Cách phòng ngừa táo bón
Phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách phòng ngừa táo bón hiệu quả trong cuộc sống thường ngày.
Thay đổi chế độ ăn
Thêm thực phẩm giàu xơ là một biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa táo bón. Cần bổ sung khoảng 30 gram chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày và uống đủ nước để làm mềm phân.
Một số mẹo giúp tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày:
- Chọn bánh mì nguyên cám hay ngũ cốc nguyên hạt như mì làm từ bột nguyên cám hoặc gạo nguyên hạt.
- Chọn bữa sáng giàu chất xơ, chẳng hạn như cháo yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
- Bổ sung đậu vào khẩu phần ăn, chẳng hạn như đậu hạt, đậu lăng.
- Không bỏ vỏ các loại rau củ như khoai tây, táo, lê.
- Ăn nhiều trái cây, rau tươi.
- Ăn nhẹ các thức ăn giàu chất xơ như bánh yến mạch, trái cây sấy khô, bắp rang hoặc các loại hạt khô không tẩm muối.
Nếu không bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn, có thể sử dụng thêm các chế phẩm chứa chất nhuận tràng tạo khối từ cám lúa mạch, thành phần này có thể giúp làm mềm phân và dễ đi tiêu hơn.
Bổ sung sản phẩm với tác động prebiotic (chất tiền sinh)
Sản phẩm có tác động prebiotic giúp tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Điều này giúp cải thiện cân bằng hệ vi sinh ở đường ruột.
Không giống như probiotic là các sản phẩm chứa lợi khuẩn sống được đưa trực tiếp vào đường ruột, các prebiotic tăng cường sự phát triển của các vi khuẩn có lợi hiện diện sẵn trong đường tiêu hóa bằng cách cung cấp nguồn thức ăn cho lợi khuẩn.
Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe như cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn và sự hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết như magnesium và calcium.
Các bài tập thể dục đơn giản
Duy trì vận động thể lực giúp giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, còn nhiều lợi ích về sức khỏe nhờ tập thể dục như cảm thấy khỏe khoắn, cải thiện tâm trạng, tràn đầy năng lượng và săn chắc vóc dáng.
Dưới đây là một số cách đơn giản để tập thể thao cho người bận rộn:
- Leo cầu thang. Trước khi bấm thang máy, hãy cân nhắc việc đi thang bộ. Đây là một bài tập tốt cho tim mạch và tạo thói quen lành mạnh.
- Đi bộ nhiều hơn. Đi bộ là một trong những phương pháp dễ nhất để vận động nhiều hơn. Hãy thử đi bộ nhiều hơn thay vì đi xe đối với những chặng đường ngắn. Hay thử xuống xe buýt hoặc tàu điện trước 1 trạm. Cố gắng dành nhiều thời gian để đi bộ hoặc đi bộ đường dài vào cuối tuần.
- Thử đạp xe. Đây cũng là một dạng vận động thể dục dễ áp dụng nhất, cũng như là một phương tiện đi lại tương đối nhanh. Đạp xe đi làm, đi học hay đi mua sắm mang lại nhiều niềm vui. Thêm nữa, bạn có thể tiết kiệm được một ít tiền đổ xăng hay phí tham gia giao thông công cộng nữa đấy.
- Tập gym. Nếu chưa có điều kiện đến phòng tập gym, có thể tham khảo thêm nhiều bài tập miễn phí có thể áp dụng tại nhà.
Những công cụ hữu ích cho gia đình bạn để kiểm tra tình trạng táo bón
Nhật ký đại tiện hằng tuần
Chúng tôi có sẵn mẫu nhật ký đại tiện hằng tuần để bạn ghi chép lại về tình trạng đi tiêu của riêng mình hoặc của trẻ. Bạn có thể chia sẻ nhật ký này cho các bác sĩ hay dược sĩ để họ có thêm thông tin hỗ trợ điều trị.
- Đảm bảo ghi chép đầy đủ mỗi lần đại tiện
- Dùng Thang điểm đánh giá dạng phân Bristol để mô tả chi tiết tình trạng phân
- Ghi nhận kích thước phân bằng việc phân bậc như nhỏ, vừa hoặc to (S,M,L)
- Ghi lại liều các thuốc nhuận trường bạn hoặc trẻ đang uống
- Ở mục bình luận, hãy viết ra tất cả thông tin bạn cho là cần thiết, như cảm giác khó chịu khi đi tiêu hoặc một triệu chứng nào khác như buồn nôn, đau dạ dày trước hay sau đại tiện.
Thang điểm đánh giá hình dạng phân Bristol
Táo bón không chỉ đơn thuần là số lần đi tiêu. Chuyên sâu hơn, nhiều bác sĩ còn cần đánh giá thêm về hình dạng, cấu trúc và độ chắc của phân mới có thể đánh giá chính xác chức năng của đại tràng. Tính chất phân có thể dễ dàng chia nhóm dựa theo một số thang bậc đơn giản sau:
Tuýp 3 và 4 được coi như bình thường, trong khi 1 và 2 gợi ý tình trạng táo bón.
Phòng ngừa táo bón và điều trị táo bón cần kiên trì và nghiêm túc. Hy vọng những thông tin phía trên có thể giúp ích cho bạn và gia đình trong việc đẩy lùi táo bón.
Xem thêm:
- Nhân viên văn phòng bị táo bón – Những điều cần chú ý?
- Điều trị táo bón ở người cao tuổi có bệnh nền
- Vì sao táo bón tái đi tái lại ở người cao tuổi? Giải đáp từ chuyên gia
Tài liệu tham khảo:
1. Lactulose Company Core Data Sheet. Abbott. May 2019
2. Cullen G, O’Donoghue D. Constipation and pregnancy. Best Pract Res Clin Gastroenterol 2007; 21(5): 807-18
3. NHS. Constipation. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/constipation/. Last accessed November 2019
4. NHS. Constipation in young children. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/constipation-and-soiling/. Last accessed November 2019
5. Body C, Christie JA. Gastrointestinal Diseases in Pregnancy: Nausea, Vomiting, Hyperemesis Gravidarum, Gastroesophageal Reflux Disease, Constipation, and Diarrhea. Gastroenterol Clin N Am. 2016;45(2):267-83
6. NHS. Laxatives. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/laxatives/. Last accessed November 2019
7. Trottier M, Erebara A, Bozzo P. Treating constipation during pregnancy. Canadian Family Physician. 2012; 58(8): 836-8
8. Hejl M, Kamper J, Ebbesen F et al. Infantile constipation and Allomin-lactulose. Treatment of constipation in infants fed with breast-milk substitutes. A controlled clinical investigation of 2% and 4% Allomin-lactulose. Ugeskr Laeger 1990; 152: 1819-22
9. Lactulose Company Core Data Sheet. Abbott. May 2019
10. NHS Inform. Constipation. Preventing constipation. https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/constipation#preventing-constipation. Last accessed November 2019
11. Gibson GR, Hutkins R, Sanders ME et al. The International Scientific Association for Probiotics and Prebiotics (ISAPP) consensus statement on the definition and scope of prebiotics. Nature Reviews Gastroenterology & Hepatology, 2017;14:491-502
12. Information from your family Doctor. Constipation. Am Fam Physician. 2010;15:82(12):1440-1441
13. Lewis SJ, et al. Stool form scale as a useful guide to intestinal transit time. Scand J Gastroenterol. 1997 Sep;32(9):920-4
14. Healthy bowel guide: Information for patients. Central and North West London NHS Foundation Trust. April 2015. Available at: https://www.cnwl.nhs.uk/wp-content/uploads/Healthy_Bowel-_Patient_Information_leaflet.pdf Last accessed November2019
15. NHS Live Well. How to get more fibre into your diet. Available at: https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/how-to-get-more-fibre-into-your-diet/. Last accessed November 2019
16. NHS. Get fit for free. Available at: https://www.nhs.uk/live-well/exercise/free-fitness-ideas/. Last accessed November 2019
17. Lacy BE, et al. Bowel disorders. Gastroenterology. 2016;150:1393–1407