Điều trị táo bón ở người cao tuổi có bệnh nền

TS.BS. Lê Thị Tuyết Phượng
Chuyên gia viết bài: TTƯT.TS.BS. Lê Thị Tuyết Phượng
Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115
  • Ngày cập nhật: 27/4/2024

Táo bón ở người cao tuổi là nguyên nhân khám chuyên khoa tiêu hóa phổ biến, gây hao tốn chi phí y tế và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Những sai lầm trong điều trị táo bón ở người cao tuổi thường là lạm dụng thuốc bơm thụt (glycerin), thuốc nhận tràng kích thích (bisacodyl,…) gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng hiệu quả và an toàn điều trị.

1. Điều trị táo bón ở người cao tuổi

Xử trí táo bón ở người cao tuổi phải lưu ý giáo dục bệnh nhân, vận động hợp lý, chế độ ăn uống phù hợp. Bệnh nhân không đáp ứng chế độ không dùng thuốc, bổ sung nhuận tràng thẩm thấu có thể được lựa chọn để gia tăng hiệu quả điều trị.

Điều trị táo bón ở người cao tuổi

Lactulose hiệu quả trên 80 % ở bệnh nhân táo bón cao tuổi, khi sử dụng Lactulose cho nhóm người trưởng thành với liều 26 g/ngày thì 65,1% bệnh nhân tự đi tiêu trong 24 giờ & 82,5% bệnh nhân tự đi tiêu trong 48 giờ. 

Trong táo bón ở người cao tuổi, các thuốc điều trị táo bón dạng bơm thụt chỉ sử dụng nếu có ứ phân ban đầu không khuyến cáo trong điều trị duy trì vì gây nguy cơ tổn thương đại trực tràng, thủng, nhiễm trùng, rối loạn điện giải, rối loạn cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột.

Trong khi đó, tác động của lactulose vẫn duy trì sau khi ngưng thuốc, tác dụng sinh vi khuẩn chí tốt cho hệ tiêu hóa, dung nạp tốt khi dùng thời gian dài cho nhiều lứa tuổi và đối tượng: người lớn tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, suy gan, suy thận,.. không gây quen thuốc, không bị phản ứng ngược khi ngưng thuốc, được khuyến cáo trong điều trị táo bón theo Hướng dẫn điều trị trong nước và Thế giới.

TTƯT.TS.BS. Lê Thị Tuyết Phượng
TTƯT.TS.BS. Lê Thị Tuyết Phượng

2. Điều trị táo bón ở người cao tuổi có đái tháo đường, suy gan, suy thận

Táo bón là triệu chứng tiêu hóa phổ biến nhất ở BN ĐTĐ, 60% BN ĐTĐ type 1 & type 2 lâu ngày bị táo bón, cơ chế là do gia tăng bệnh lý thần kinh tự chủ và thần kinh ruột làm giảm nhu động ruột.
Táo bón có liên quan đến tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ: những người đi tiêu mỗi 5 ngày hoặc ít hơn có tỉ lệ tử vong cao hơn so với những người đi tiêu bình thường. Lactulose đến ruột ở dạng không đổi được vi khuẩn phân hủy thành các acid béo chuỗi ngắn, giảm pH ruột, tăng áp lực thẩm thấu, giữ nước trong lòng ruột, giúp làm mềm phân, không làm tăng đường huyết, dung nạp tốt với bệnh nhân đái tháo đường.

Điều trị táo bón ở người cao tuổi có đái tháo đường, suy gan, suy thận

Táo bón cũng là triệu chứng tiêu hóa phổ biến nhất ở suy thận mạn, chiếm tỷ lệ 1,6 – 71,7% ở BN suy thận mạn, 14,2 – 90,3% ở bệnh nhân lọc máu và thẩm phân phúc mạc. Tại Thái Lan 37,3% BN suy thận mạn giai đoạn 3-4 bị táo bón. Lactulose có thể sử dụng để điều trị táo bón cho đối tượng người cao tuổi, suy thận, suy gan, đái tháo đường với khả năng dung nạp tốt, độ an toàn cao.

Xem thêm:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Black C.J., Ford A.C. Chronic idiopathic constipation in adults: Epidemiology, pathophysiology, diagnosis and clinical management. Med. J. Aust. 2018;209:86–91. [PubMed]
2.Steudle J. World J Gastrointest Pharmacol Ther 2018;9:22-30
3.WESSELIUS-DE CASPARIS, S. BRAADBAART, G. E. V.D. BERGH-BOHLKEN and M. MIMICA. Treatment of chronic constipation with lactulose syrup: results of a double-blind study. Gut, 1968, 9, 84-86.
4.Brooks M. FDA issues safety warning for sodium phosphate for constipation. January 8, 2014. Medscape from WebMD.
5.FDA Safety Announcement. FDA warns of possible harm from exceeding recommended dose of over-the-counter sodium phosphate products to treat constipation. US Food and Drug Administration. Available at http://www.fda.gov/Drugs/DrugSafety/ucm380757.htm. Accessed: January 13, 2014.
6.Taghavi SA, Shabani S, Mehramiri A, et al. Colchicine is effective for short-term treatment of slow transit constipation: a double-blind placebo-controlled clinical trial. Int J Colorectal Dis. 2010 Mar. 25(3):389-94. [Medline].
7.Casparis et al. Gut, 1968, 9, 84-86
8.Kasugai et al. J Gastroenterol (2019) 54:530 – 540.
9.Tse Y et al. Can J Gastroenterol Hepatol. 2017;2017:8612189.
10.Diabetes Care 30:1056–1061, 2007, Curr Treat Options Gastroenterol. 2017 December ; 15(4): 460–474, Scientific Reports | 6:33005 | DOI: 10.1038/srep33005
11.Journal of Nursing and Health Care, volume 35 no.3 : July – September 2017
12.Kidney Int Rep. 2020 Feb; 5(2): 121–134.

VTM1314066 (v1.1)