Giải pháp giúp điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường giai đoạn sớm

BS Nguyễn Thy Khuê
Chuyên gia viết bài: PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê
Nguyên Chủ tịch Liên chi hội Đái tháo đường – Nội tiết TPHCM. Phó chủ tịch Hội Y học khóa V, VI, VII, VIII, phụ trách Khoa học – Đào tạo. Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Nội tiết – Đái tháo đường Đại học Y dược TPHCM.
  • Ngày cập nhật: 23/4/2024

1. Làm sao để phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường đều có nguy cơ bị biến chứng võng mạc, nhất là khi bị bệnh đã lâu. Có 2 giai đoạn đặc biệt nhạy cảm: ĐTĐ típ 1 ở tuổi dậy thì và phụ nữ ĐTĐ mang thai.

Do đó vấn để tầm soát định kỳ rất quan trọng.

Hồ sơ khám đáy mắt cần bao gồm: 

  • Khám thị lực
  • Đo nhãn áp
  • Soi góc tiền phòng, khi có tân mạch hoặc nhãn áp cao
  • Khám đáy mắt
Tầm soát định kỳ rất quan trọng để phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường
Tầm soát định kỳ rất quan trọng để phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường

2. Điều trị bệnh ĐTĐ có ngăn ngừa được biến chứng võng mạc hay không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị ĐTĐ toàn diện, tích cực, HbA1c<7%, Huyết áp < 130-135/80 mmHg, ổn định mỡ máu, ăn uống hợp lý điều độ  và luyện tập thể dục đều đặn sẽ làm giảm được sự xuất hiện của biến chứng võng mạc. Ngoài ra cũng cần bỏ những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, nghiện  rượu.

3. Có thuốc nào giúp làm chậm tiến triển của bệnh võng mạc ĐTĐ?

Trong nghiên cứu ACCORD –EYE , nhóm  ĐTĐ có bệnh lý võng mạc nhẹ dùng simvastatin và fenofibrate giảm  diễn tiến xấu hơn của bệnh võng mạc, giảm mất thị lực mức độ trung bình so với nhóm simvastatin và giả dược. Trong nghiên cứu FIELD, fenofibrate so với giả dược làm giảm nguy cơ cần điều trị bằng Laser trên bệnh nhân ĐTĐ đã có biến chứng võng mạc.

Dùng thuốc điều trị võng mạc đái tháo đường giảm nguy cơ tiến triển bệnh
Dùng thuốc điều trị võng mạc đái tháo đường giảm nguy cơ tiến triển bệnh

4. Các phương pháp điều trị ở giai đoạn trễ, do bác sĩ chuyên khoa mắt thực hiện:

  • Laser quang đông
  • Tiêm thuốc ức chế tăng trưởng nội mạc mạch máu  (AntiVEGF) nội nhãn
  • Tiêm Corticosteroid nội nhãn
  • Phẫu thuật dịch kính

5. Khi nào cần chuyển gấp cho bác sĩ chuyên khoa

  • Mất thị lực nặng, đột ngột
  • Rách và/ hoặc bong võng mạc
  • Võng mạc ĐTĐ tăng sinh
  • Phù hoàng điểm nặng do ĐTĐ

Ngoài ra cũng cần  chuyển chuyên khoa khi:

  • Thị lực giảm dần
  • Không đo được thị lực
  • Không khám đáy mắt được
  • Đã điều trị Laser hoặc tiêm thuốc anti –VEGF
  • Tăng nhãn áp
  • Đục thủy tinh thể
  • Không thể chụp ảnh đáy mắt được
  • Bệnh VMĐTĐ không tăng sinh nặng
  • Phù hoàng điểm ĐTĐ không ảnh hưởng vùng trung tâm

6. Chăm sóc mắt cho người bệnh ĐTĐ cần sự phối hợp của nhiều nguồn lực

  • Bệnh nhân tự quản lý
    • Theo dõi Glucose huyết, huyết áp, tái khám theo hẹn, gắn kết với điều trị
    • Với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng
  • Nhân viên y tế
    • Tầm soát bệnh, hỗ trợ bệnh nhân trong điều trị
  • Cung cấp dịch vụ chuyên môn
    • Tuyến cơ sở: tầm soát, hỗ trợ bệnh nhân quản lý bệnh, xác định bệnh nhân có nguy cơ tiềm ẩn, giúp theo dõi bệnh sau khi can thiệp ở tuyến trên. Tăng cường sự hiểu biết về tầm quan trọng của bệnh mắt ĐTĐ
    • Chuyên sâu: khám, chữa bệnh, quản lý bệnh nhân (cầu nối giữa tuyến cơ sở và chuyên sâu)
PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê
PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

1.IDF : Chăm sóc mắt do ĐTĐ-Hướng dẫn dành cho nhân viên y tế
2.ACCORD www.thelancet.com Published online June 29, 2010 DOI:10.1016/S0140-6736(10)60576-4
3.Keech AC, Mitchell P, Summanen PA, et al. Effect of fenofibrate on the need for laser treatment for diabetic retinopathy (FIELD study): a randomised controlled trial. Lancet. 2007;370:1687–97.

VTM1313427 (v1.1)