Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và phân loại

Rối loạn mỡ máu là bệnh rất phổ biến với đặc trưng nồng độ mỡ trong máu bất thường, có ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông máu. Bệnh được chia thành 2 loại là rối loạn mỡ máu nguyên phát và rối loạn mỡ máu thứ phát. Cùng a:care Việt Nam tìm hiểu chi tiết xem rối loạn mỡ máu là gì qua bài viết dưới đây!

Rối loạn mỡ máu là bệnh gì? Có phải là bệnh tim không? 

Rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) là một bệnh rất phổ biến và không thể xem nhẹ tính nghiêm trọng của bệnh này. Đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu là nồng độ mỡ (cholesterol và triglyceride) trong máu cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông máu thông thường và gây ra các bệnh về tim.  

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ LDL-c cao, nồng độ HDL-c thấp hoặc nồng độ triglyceride cao. Rối loạn mỡ máu hỗn hợp là một loại rối loạn mỡ máu với nồng độ LDL-c và triglyceride cao, kèm theo nồng độ HDL-c thấp. Nhiều bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu hỗn hợp; những người bị tiểu đường và béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Bệnh nhân có tình trạng này sẽ có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn, như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bạn có thể kiểm soát rối loạn mỡ máu bằng cách làm theo khuyến nghị điều trị của bác sĩ và thay đổi lối sống sao cho phù hợp. 

Hướng dẫn của bác sĩ vô cùng quan trọng, do đó, bạn cần trao đổi những vấn đề này với bác sĩ; bác sĩ sẽ khuyến nghị liệu pháp điều trị, chế độ ăn uống và các bài tập thể chất, tất cả đều có thể có tác động lớn đến việc giảm bớt nguy cơ gặp phải một số biến chứng.

Lối sống ít tập thể dục là yếu tố nguy cơ của rối loạn mỡ máu

Triệu chứng rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu thường không có triệu chứng đặc thù. Do đó, người bệnh cần theo dõi nồng độ mỡ trong máu, đặc biệt là khi tuổi tác tăng dần. Nếu không kịp thời được chẩn đoán, bệnh rối loạn mỡ máu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như các bệnh về tim hoặc đột quỵ.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của rối loạn mỡ máu 

Lối sống không tốt (ví dụ: ăn uống không lành mạnh, hút thuốc, uống rượu và ít tập thể dục) là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn mỡ máu. 

Do đó, bạn có thể kiểm soát nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu bằng cách hướng tới một lối sống tích cực, như ăn uống lành mạnh, tập thể dục và cai thuốc lá. Cũng cần lưu ý rằng một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu; bao gồm béo phì và tiểu đường. Thực vậy, nếu bạn càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì càng dễ mắc bệnh tim mạch. Khi thấy xuất hiện nhiều yếu tố nguy cơ, hãy nhờ bác sĩ đưa ra lời khuyên. Nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ có nồng độ mỡ trong máu tăng cao. Phụ nữ mãn kinh cũng có nguy cơ có nồng độ mỡ trong máu tăng cao. 

Cuối cùng, rối loạn mỡ máu cũng có thể do di truyền. Chẳng hạn như bệnh tăng cholesterol máu có tính gia đình, một bệnh di truyền khiến nồng độ LDL-c cao.  Do vậy, nếu thành viên trong gia đình bạn có tiền sử nồng độ cholesterol cao, bạn cần trao đổi với bác sĩ và xây dựng một lối sống lành mạnh.

Xây dựng lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu

Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Trao đổi với bác sĩ là bước đầu để giữ gìn sức khỏe. Hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ và trao đổi về tình trạng tim mạch của bạn.

Phân loại rối loạn mỡ máu

  • Rối loạn mỡ máu di truyền (còn gọi là rối loạn mỡ máu có tính gia đình hoặc nguyên phát). Nếu một người trong gia đình bạn có nồng độ lipid cao hoặc mắc các bệnh về tim, bạn nên đi khám bác sĩ và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Hãy chẩn đoán và điều trị loại rối loạn mỡ máu này càng sớm càng tốt.
  • Rối loạn mỡ máu do lối sống không lành mạnh. Loại này được gọi là rối loạn mỡ máu thứ phát. Bệnh này không truyền qua rối loạn di truyền nhưng được cho là biến chứng của bệnh béo phì, đái tháo đường, hút thuốc hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh. Hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn mỡ máu
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn mỡ máu

Có thể chia rối loạn mỡ máu nguyên phát hoặc thứ phát thành một trong bốn loại sau:

Tăng cholesterol máu: đặc trưng bởi  nồng độ “cholesterol xấu” (cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng thấp hay LDL-c) rất cao trên 239 mg/dL. Nếu là bệnh do di truyền và không được điều trị, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) cao gấp năm lần.

Tăng mỡ máu hỗn hợp (CH): nồng độ LDL-c và triglyceride cao. Nếu do di truyền, CH thường phát bệnh sớm (tức là trước độ tuổi 20) và có nồng độ cholesterol cao, cho thấy nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao. Có 50% khả năng bệnh này được di truyền từ bố/mẹ.

Hạ alpha lipoprotein máu: nồng độ “cholesterol tốt” (cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng cao hay HDL-c) thấp và cũng có thể do di truyền. Nồng độ HDL-c dưới 35 mg/dL được xem là yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh tim mạch; nồng độ HDL-c thấp hơn khiến việc đào thải LDL-c và triglyceride dư thừa trở nên khó khăn hơn.

Tăng triglyceride (HTG): có thể là do di truyền hoặc mắc phải, đặc trưng bởi nồng độ triglyceride trong máu cao. Người có triglyceride cao cũng thường có nồng độ HDL-c thấp và nồng độ LDL-c cao.

Lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến rối loạn mỡ máu thứ phát
Lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến rối loạn mỡ máu thứ phát

Bảng sau tóm lược các loại rối loạn mỡ máu dựa trên nồng độ cholesterol.

Type of dyslipidemiaLDL (bad cholesterol)HDL-c (cholesterol tốt)Triglyceride
Rối loạn mỡ máu thông thường
Nồng độ cao hoặc;Nồng độ thấp
 
Tăng mỡ máuNồng độ cao  
Tăng mỡ máu hỗn hợp
Nồng độ cao vàNồng độ thấp
Nồng độ cao
Tăng alpha lipoprotein máu Nồng độ thấp 
Tăng triglycerideNồng độ caoNồng độ thấpNồng độ cao

Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu thêm về rối loạn mỡ máu; bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị.

Hy vọng rằng những thông tin về rối loạn mỡ máu là gì mà a:care Việt Nam cung cấp trên đây hữu ích cho bạn và gia đình. Hãy chủ động khám sức khỏe định kỳ, xây dựng lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe bản thân và phòng ngừa bệnh rối loạn mỡ máu tốt nhất. 

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

1.American Heart Association. What Your Cholesterol Levels Mean. https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/about-cholesterol/what-your-cholesterol-levels-mean. Published 2020. Accessed October 28, 2020.

2.The Association of Physicians of India, V. Mixed Dyslipidemia, http://apiindia.org/wp-content/uploads/pdf/medicine_update_2008/chapter_101.pdf, accessed November 13, 2020

3.Buttar, H. S., Li, T., & Ravi, N. Prevention of Cardiovascular Diseases: Role of Exercise, Dietary Interventions, Obesity and Smoking Cessation. ECC, 2005;10(4):229.

4.Miller, M. Managing Mixed Dyslipidemia in Special Populations. Prev Cardiol, 2010;13(2):78–83.

5.National Heart, Lung and Blood Institute. Coronary Heart Disease. https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/coronary-heart-disease. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

6.Fodor G. Primary Prevention of CVD: Treating Dyslipidemia. Am Fam Physician. 2011;83(10):1207-08

7.ProActiv UK. Cholesterol & Aging. https://www.pro-activ.com/en-gb/heart-and-cholesterol/high-cholesterol-causes/cholesterol-and-aging#:~:text=Cholesterol%20levels%20generally%20increase%20with,risk%20of%20developing%20heart%20disease. Published 2020. Accessed October 28, 2020.

8.Harvard Health. Take Control of Rising Cholesterol at Menopause. https://www.health.harvard.edu/womens-health/take-control-of-rising-cholesterol-at-menopause. Published 2020. Accessed October 28, 2020.

9.Heart UK – The Cholesterol Charity. What Is High Cholesterol? https://www.heartuk.org.uk/cholesterol/what-is-high-cholesterol. Published 2020. Accessed October 5, 2020

10.Medicalnewstoday.com. Dyslipidemia: Everything You Need to Know. https://www.medicalnewstoday.com/articles/321844. Published 2020. Accessed November 4, 2020.

11.Devara, S., & Jialal, I. Laboratory Investigation of Dyslipidemia. Lab Med, 1998;29(7):432–436.

12.American Heart Association. Familial Hypercholesterolemia. https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/causes-of-high-cholesterol/familial-hypercholesterolemia-fh. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

13.Brenman, L., & Kordesh, S. Familial Combined Hyperlipidemia. https://mydoctor.kaiserpermanente.org/ncal/specialty/genetics/resources/conditions/familial_combined_hyperlipidemia.jsp. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

14.Yuan G, Al-Shali KZ, Hegele RA. Hypertriglyceridemia

VTM1291403 (v1.0)