Hội chứng chuyển hoá: Những điều cần biết
Mục lục
Hội chứng chuyển hóa không phải là một căn bệnh, mà là một nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm: huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, rối loạn mỡ máu, béo bụng,… Hội chứng chuyển hóađược dùng để chỉ những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Cùng a:care Việt Nam tìm hiểu chi tiết hơn về hội chứng này qua bài viết sau đây.
Ai dễ mắc hội chứng chuyển hóa
Đầu tiên, cùng điểm qua một số đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá cao:
• Người lớn tuổi
Hội chứng chuyển hóa tăng theo tuổi tác, ảnh hưởng đến khoảng 10% số người ở độ tuổi 20 và 40% của người dân trong độ tuổi 60.
• Người châu Á
Người châu Á dường như có nguy cơ lớn hơn các chủng tộc khác.
• Người béo phì
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một thước đo tình trạng béo phì dựa trên chiều cao và trọng lượng. Chỉ số này lớn hơn 25 làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa.
• Người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường
Nguy cơ hội chứng chuyển hóa gia tăng nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường hoặc bản thân trước đó bị đái tháo đường thai kỳ.
• Người mắc các bệnh như:
Bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.
Hậu quả của hội chứng chuyển hoá
Hội chứng chuyển hóa liên quan đến nguy cơ tim mạch và đái tháo đường, sự hiện diện của hội chứng chuyển hóa thường kết hợp với sự gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
So với những người bình thường, những người bị hội chứng chuyển hóa:
• Tăng nguy cơ bị cơn nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần.
• Tăng nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần .
• Tăng nguy cơ của rối loạn cương dương, làm tăng huyết áp, tắc mạch máu chân.
• Tăng nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường cao gấp 5 lần.
Phòng tránh mắc hội chứng chuyển hoá
Để phòng tránh mắc hội chứng chuyển hoá, cần thực hiện một số phương pháp sau:
Chế độ ăn lành mạnh: Tăng rau xanh và hoa quả tươi. Chọn thịt trắng, nạc hoặc cá thay cho thịt đỏ. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn hoặc sấy khô. Giảm muối.
Tích cực vận động: Vận động với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, không nên ngưng tập 2 ngày liên tiếp. Người lớn tuổi có thể chia đi bộ nhiều lần trong ngày, mỗi lần 10 đến 15 phút.
Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra huyết áp, cholesterol và đường máu thường xuyên. Tích cực thay đổi lối sống hơn nếu các số đo không được như mong muốn.
Phương pháp điều trị bằng thay đổi lối sống
Phương pháp điều trị bằng thay đổi lối sống với một số biện pháp không dùng thuốc bao gồm:
- Giảm cân nặng
- Hạn chế bia rượu
- Ngưng hút thuốc lá
- Gia tăng hoạt động thể lực bằng cách luyện tập thể dục
- Giảm lượng muối ăn
Trên đây là những thông tin nên biết về hội chứng chuyển hoá,a:care Việt Namhy vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện và trang bị cho mình cách phòng tránh hội chứng này.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về hội chứng chuyển hóa
- Hội chứng chuyển hoá: Những điều cần biết
- Biến chứng tiểu đường ở mắt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa
Tài liệu tham khảo
1.Nhlbi.nih.gov. METABOLIC SYNDROME. nhlbi.nih.gov/health/metabolic-syndrome/treatment
2.Marc J. Genetic Succeptibility to Metabolic Syndrome. EJIFCC. 2007;18(1):7-14. Published 2007 Feb 26.
3.Ballantyne CM, Hoogeveen RC, McNeill AM, et al. Metabolic syndrome risk for cardiovascular disease and diabetes in the ARIC study. Int J Obes (Lond). 2008;32 Suppl 2(Suppl 2):S21-S24. doi:10.1038/ijo.2008.31