Hiểu Và Kiểm Soát Táo Bón Hiệu Quả
Mục lục
Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Việc thấu hiểu nguyên nhân dẫn đến táo bón ở từng đối tượng sẽ giúp bạn phòng ngừa và kiểm soát táo bón hiệu quả hơn. Tìm hiểu thêm các thông tin về táo bón cần biết qua bài viết sau của a:care Việt Nam.
Táo bón là gì?
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến gây khó chịu cho nhiều người ở những độ tuổi khác nhau. Táo bón thường được hiểu là không đi tiêu đều đặn hoặc khó khan khi tống xuất phân. Hoặc cảm giác không đi tiêu hết cả khi đã đi tiêu rồi.
Táo bón ảnh hưởng khác nhau ở từng người. Từ trạng thái phân cứng, vón cục cho đến phân to nhỏ khác thường.
Gọi là táo bón khi:
- Đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần.
- Khó tống xuất phân cũng như phân to hơn bình thường.
- Phân khô, cứng và vón cục.
Ngoài ra có thể có kèm đau bụng, đầy hơi và mệt mỏi.
Ngoài tần suất đi tiêu, các bác sĩ còn cần thêm thông tin về hình dạng, cấu trúc và độ chắc của phân để đánh giá chức năng của đại tràng. Bác sĩ thường dùng thang điểm Briston Stool Scale để đánh giá độ chắc của phân (độ cứng).
Hãy yên tâm vì táo bón cũng không phải là vấn đề y khoa quá nguy hiểm – tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ quan ngại gì.
Bạn có biết?
Táo bón là một trong những vấn đề y khoa thường gặp nhất, ảnh hưởng đến một phần ba dân số.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón?
Táo bón thường xảy ra khi phân nằm lâu trong đại tràng, làm cho nước được tái hấp thu liên tục. Từ đó dẫn đến phân bị khô, cứng và khó tống xuất. Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón ở người trưởng thành, đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng.
Những nguyên nhân thường gặp nhất:
- Ít ăn thực phẩm có chất xơ – như rau, quả và ngũ cốc
- Uống không đủ nước
- Ít vận động
- Nín đại tiện
- Thay đổi chế độ ăn hoặc hoạt động thường ngày
- Căng thẳng, lo âu hoặc trầm cảm
Một số thuốc cũng có thể gây táo bón. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn nghĩ thuốc bạn đang uống có thể gây ra triệu chứng táo bón.
Hiếm hơn, táo bón có thể do những bệnh lý khác.
Bạn có biết?
Táo bón cũng hay gặp ở các phụ nữ mới sinh hoặc đang mang thai.
Căng thẳng có thể gây táo bón?
Căng thẳng khởi phát những rối loạn cảm xúc và nhận thức được cho là có tác động đến hệ tiêu hóa và góp phần vào cơ chế gây táo bón. Đây là quá trình tương tác qua lại giữa não bộ và hoạt động đường ruột, y khoa định nghĩ là trục não – ruột.
Khi gặp phải tình trạng căng thẳng, bạn có thể thử các cách sau để làm dịu tình trạng này:
- Chia sẻ với gia đình và bạn bè về những điều bạn đang khúc mắc
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
- Tải một số ứng dụng giúp hỗ trợ thư giãn, xoa dịu cảm xúc.
- Dành nhiều thời gian hơn cho sở thích cá nhân
- Ngủ đủ giấc
- Chế độ ăn lành mạnh
Những ai dễ gặp tình trạng táo bón?
Táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón rất hay gặp, có đến 40% trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi mắc tình trạng này và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đôi khi cũng không biết được lý do cụ thể.
Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Chuyển từ sữa mẹ sang sữa thay thế (sữa công thức) hoặc sữa bò.
- Bắt đầu tập ăn.
- Sốt, tiêu chảy và nôn ói có thể gây mất nước ở nhiều mức độ khác nhau. Điều này làm tăng nguy cơ táo bón.
Để phát hiện tình trạng táo bón, cần lưu ý các điều sau:
- Trẻ thiếu hụt năng lượng.
- Dễ cáu kỉnh, giận dỗi hoặc không vui.
- Giảm cảm giác thèm ăn.
Những triệu chứng này sẽ biến mất ngay lập tức sau khi đi tiêu.
Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể do nguyên nhân bệnh lý.
Nên nhớ rằng, ở trẻ bú mẹ hiếm khi có tình trạng không đi tiêu quá 1 tuần. Và táo bón rất thường gặp khi trẻ bắt đầu chuyển sang sữa công thức hay sữa bò.
Táo bón ở trẻ em
Con bạn có thể bị táo bón khi:
- Đi tiêu dưới 3 lần một tuần
- Phân thường to, cứng hoặc khó tống xuất
Nguyên nhân thường gặp:
- Chế độ ăn ít xơ bao gồm rau, quả và ngũ cốc.
- Không uống đủ nước.
- Trẻ bị căng thẳng khi cho đi nhà trẻ hoặc đi học.
Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể do nguyên nhân bệnh lý.
Nếu trẻ đang giai đoạn tập ngồi bô, đáy quần bẩn có thể là một chỉ điểm cho thấy trẻ đang táo bón, vì phần phân mềm hơn rỉ ra quanh phần phân cứng (phân gây táo bón). Trong nhiều trường hợp, trẻ táo bón sẽ hay lờ không đi vệ sinh khi có các cơn mắc tiêu, hay gọi là “nín đại tiện”. Điều này làm trẻ bị bón nặng hơn, vì vậy phải nhận biết và can thiệp sớm. Đến gặp ngay bác sĩ khi con bạn có dấu hiệu của táo bón.
Táo bón trong thai kỳ
Khi bạn sắp làm mẹ, bạn có thể bị táo bón. Có đến 40% thai phụ gặp phải tình trạng này trong thời gian mang thai và thậm chí nó còn ảnh hưởng đến cả các bà mẹ mới sinh với ít nhất một phần tư trong số đó bị táo bón trong 3 tháng đầu sau sinh.
Có nhiều gây táo bón trong thai kỳ:
- Thay đổi nồng độ các hóc-môn trong thai kỳ làm giảm nhu động ruột, giảm nước trong phân và làm phân cứng hơn gây khó đi tiêu.
- Khi mang thai, sự hiện diện của thai nhi trong vùng bụng làm tăng khả năng mắc táo bón.
- Ít vận động và hay nằm nghỉ là một yếu tố nguy cơ.
- Ăn ít chất xơ.
- Uống ít nước.
- Một số chất bổ sung trong thai kỳ như viên uống sắt cũng có thể gây táo bón.
Bạn có biết?
Gần một phần tư phụ nữ mới sinh phải tiếp tục chịu đựng tình trạng táo bón trong 3 tháng đầu sau khi sinh.
Táo bón ở người lớn
Táo bón có thể ảnh hưởng đến bất kỳ thành viên nào trong gia đình. Tình trạng này rất phổ biến, có thể gặp lên đến một phần ba dân số. Càng lớn tuổi càng dễ bị táo bón và phụ nữ hay bị táo bón hơn nam giới.
Ở người lớn, những thay đổi nhỏ về lối sống có thể giúp giảm táo bón. Trong khi đó, ở nhóm người cao tuổi, hiện chưa có bằng chứng y khoa cho thấy thay đổi lối sống và chế độ ăn có thể giúp giảm táo bón, vì vậy cần bắt đầu điều trị táo bón ở nhóm dân số này.
Trong trường hợp đã thay đổi lối sống mà tình trạng táo bón vẫn chưa cải thiện, có thể cần phải sử dụng thuốc điều trị táo bón. Hoặc nếu bạn có những lo lắng khác, hãy trao đổi thêm với bác sĩ.
Cách kiểm soát táo bón
Đôi khi, lo lắng về tình trạng táo bón sẽ làm bạn căng thẳng hơn, từ đó càng làm nặng nề thêm tình trạng táo bón. Hãy thực hiện những cách sau đây để kiểm soát táo bón:
- Uống nhiều nước
Ít uống nước làm nặng tình trạng táo bón, vì vậy nên đảm bảo uống đủ nước. Tốt nhất nên tránh thức uống có cồn và caffein (như nước ngọt hay cà phê) vì những chất này gây mất nước cơ thể. - Bổ sung các bữa ăn nhẹ nhiều chất xơ
Ăn uống lành mạnh khó được đảm bảo trong hành trình du lịch, thay vào đó là các loại thức ăn nhanh ít chất xơ. Từ đó làm táo bón nặng hơn. Vì vậy, nên mang theo các thực phẩm giàu chất xơ tiện dụng như trái cây sấy khô, thanh ngũ cốc, bắp rang hoặc các loại hạt không tẩm muối. Chọn thêm các loại thức ăn nhiều rau tươi khi có thể.
- Cố gắng vận động
Nếu chuyến du lịch có lộ trình di chuyển dài bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe hơi, cố gắng dành nhiều thời gian đứng lên, kéo căng cơ thể và đi lại xung quanh. Điều này giữ cho hệ tiêu hóa của bạn làm việc tốt hơn. - Cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày
Duy trì thời gian ăn uống và nghỉ ngơi giống như sinh hoạt hàng ngày nếu có thể. Ăn ngay sau thức giấc cũng có lợi hơn.Nếu bạn có thói quen đi tiêu vào một giờ cố định trong ngày, hãy cố gắng duy trì, thường sau khi ăn 30 phút là lúc thích hợp nhất. - Lắng nghe cơ thể mình
Đừng phớt lờ các tín hiệu của cơ thể vì rất có thể sẽ làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Nắm thông tin về các nhà vệ sinh gần nhất để sử dụng khi cần. - Dự phòng.
Nếu bạn hay bị táo bón khi đi du lịch hoặc đang mắc chứng táo bón, nên uống thuốc trước khi khởi hành. Lactulose dạng gói khá tiện dụng khi du lịch, có thể dùng uống trực tiếp,rưới lên thức ăn hoặc pha vào nước uống.
Xem thêm:
- Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Táo Bón Hiệu Quả
- Các câu hỏi thường gặp về táo bón
- Những phương pháp giúp cải thiện và điều trị chóng mặt hiệu quả
Tài liệu tham khảo:
1. Lactulose Company Core Data Sheet. Abbott. May 2019
2. NHS Inform. Constipation. Preventing constipation. https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/constipation#preventing-constipation. Last accessed November 2019
3. Cullen G, O’Donoghue D. Constipation and pregnancy. Best Pract Res Clin Gastroenterol 2007; 21(5): 807-18
4. Information from your family Doctor. Constipation. Am Fam Physician. 2010;15:82(12):1440-1441.
5. NHS. Constipation. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/constipation/. Last accessed November 2019
6. Lewis SJ, et al. Stool form scale as a useful guide to intestinal transit time. Scand J Gastroenterol. 1997 Sep;32(9):920-4
7. Devanarayana, NM and Rajindrajith S, Association between Constipation and Stressful Life Events in a Cohort of Sri Lankan Children and Adolescents. J Trop Ped. 2010;56(3):144-8
8. NHS. How to deal with stress. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/stress-anxiety-depression/understanding-stress/. Last accessed October 2019
9. Healthy bowel guide: Information for patients. Central and North West London NHS Foundation Trust. April 2015. Available at: https://www.cnwl.nhs.uk/wp-content/uploads/Healthy_Bowel-_Patient_Information_leaflet.pdf Last accessed November2019
7. Arnaud MJ. Mild dehydration: a risk factor of constipation? Eur J Clin Nutr. 2003;57(2):S88-S95
8. Hayat U, et al. Chronic constipation: Update on management. Clev Clin J Med. 2017;84(5):397-408
9. Gallegos-Orozco JF, et al. Chronic constipation in the elderly. Am J Gastroenterol. 2012;107:18–25
10. Mugie SM, et al. Epidemiology of constipation in children and adults: A systematic review. Best Pract Res Clin Gastroenterol. 2011 Feb;25(1):3-18
11. Cullen G, O’Donoghue D. Constipation and pregnancy. Best Pract Res Clin Gastroenterol 2007; 21(5): 807-18
12. Bradley CS, Kennedy CM, Turcea AM et al. Constipation in pregnancy: prevalence, symptoms and risk factors. Obstet Gynecol 2007; 110(6): 1351-7
13. Leung AK, Chan P, Cho H. Constipation in Children. Am Fam Physician 1996;54(2): 61-8
14. NHS. Constipation. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/constipation/. Last accessed November 2019
15. Tabbers MM, DiLorenzo C, Berger MY et al. Evaluation and Treatment of Functional Constipation in Infants and Children: Evidence-Based Recommendations From ESPGHAN and NASPGHAN. JPGN. 2014;58: 258-74
16. Rajindrajith S, Devanarayana NM, Constipation in Children: Novel Insight Into Epidemiology, Pathophysiology and Management. J Neurogastroenterol Motil. 201;17(1):35-47
17. NHS. Constipation in young children. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/constipation-and-soiling/. Last accessed November 2019
18. Body C, Christie JA. Gastrointestinal Diseases in Pregnancy: Nausea, Vomiting, Hyperemesis Gravidarum, Gastroesophageal Reflux Disease, Constipation, and Diarrhea. Gastroenterol Clin N Am. 2016;45(2):267-83
19. Lindberg G, et al. World Gastroenterology Organisation global guideline: Constipation-a global perspective. J Clin Gastroenterol. 201;45(6):483-7