Cách kiểm soát rối loạn mỡ máu tại nơi làm việc
Mục lục
Rối loạn mỡ máu là căn bệnh ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Bạn cần để tâm tới tình trạng rối loạn mỡ máu ở mọi nơi mọi lúc, đặc biệt là ở chốn công sở. Cùng a:care Việt Nam tìm hiểu các phương pháp kiểm soát rối loạn mỡ máu để không ảnh hưởng tới công việc trong bài viết dưới đây!
Kiểm soát căng thẳng tại nơi làm việc
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnhrối loạn mỡ máu. Chúng ta thường đối mặt với căng thẳng tại nơi làm việc và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ cholesterol trong máu. Đặc biệt, môi trường làm việc ồn ào có thể gia tăng mức độ căng thẳng và nồng độ cholesterol. Nếu bạn làm việc ở nơi ồn ào, hãy cố gắng hạn chế tiếng ồn bằng cách:
• Đeo tai nghe
• Giảm tiếp xúc với tiếng ồn
Hãy trao đổi với bác sĩ những cách bạn có thể thực hiện để kiểm soát căng thẳng tại nơi làm việc.
Tìm hiểu thêm: Các hoạt động thể chất giúp cải thiện sức khỏe
Tập thể dục khi bạn làm công việc ít vận động
Nếu bạn đang làm một công việc ít phải vận động, bạn cần tập thể dục để bù lại một phần nào đó. Lối sống ít vận động, bao gồm làm công việc ít vận động, được chứng minh là làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Do đó bạn cần phân bổ thời gian để thực hiện một số bài tập vận động ngay tại nơi làm việc; không nhất thiết phải dành nhiều thời gian cho các động tác này, nhưng cần thực hiện đều đặn. Hãy trao đổi với bác sĩ xem bài tập nào phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu công ty bạn có bác sĩ hoặc y tá, đừng ngần ngại trao đổi vấn đề này với họ. Bác sĩ/y tá có thể đưa ra lời khuyên về bài tập liên quan đến đặc thù công việc của bạn.
Xem thêm: Các hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu
Lời khuyên cho bạn: Bạn cần thiết phải thích nghi với môi trường làm việc để giúp kiểm soát tốt hơn nồng độ mỡ trong máu. Nồng độ mỡ trong máu không được kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bạn phải nghỉ việc trong một thời gian dài.
Duy trì lối sống lành mạnh tại nơi làm việc
Nơi làm việc thường là nơi mang tính tập thể, nơi mọi người chia sẻ những khoảnh khắc khó khăn cũng như vui vẻ cùng nhau. Những khoảnh khắc tích cực như tiệc tùng, hoạt động sau giờ làm và các sự kiện của công ty thường sẽ có rượu và đồ ăn chứa đường hoặc chất béo, những thứ tác động tiêu cực đến lượng mỡ trong máu.
Bạn không cần từ bỏ hoàn toàn các loại đồ ăn/thức uống đó, nhưng bạn nên kiểm soát lượng hấp thụ.
Thuốc lá cũng tác động tiêu cực đến lượng mỡ trong máu, vì vậy bạn cũng nên tránh hoặc hạn chế hút thuốc lá. Hãy duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe của mình.
Hãy nhớ rằng cuộc sống cá nhân của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu bạn không thể duy trì lối sống lành mạnh trong công việc. Điều đó không có nghĩa bạn né tránh đi chơi cùng đồng nghiệp, mà trong lúc đi chơi vẫn nên cố gắng duy trì thói quen sống lành mạnh để giúp bạn duy trì kiểm soát nồng độ mỡ trong máu. Do đó, khi ở cùng với đồng nghiệp, hãy tránh hút thuốc, uống đồ có cồn và hạn chế ăn các thức ăn không tốt cho sức khỏe.
Tuân thủ phương pháp điều trị tại nơi làm việc
Nếu bạn phải uống thuốc, hãy tuân thủ phương pháp điều trị này: uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và theo thời gian được chỉ định.
Đi làm không phải là lý do để bạn không uống thuốc. Nếu bạn phải uống thuốc trong giờ làm việc nhưng lại không uống thì tác dụng của thuốc có thể bị suy giảm.
Bạn không nên lo lắng rằng đồng nghiệp sẽ đánh giá bạn nếu bạn dùng thuốc – hãy nhớ rằng bạn mới chính là người đang gặp nguy hiểm về sức khỏe, chứ không phải họ.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc phân chia thuốc, các công cụ như giấy nhắc và hộp đựng thuốc có thể giúp ích cho bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách phân chia thuốc tốt nhất.
Đi công tác và tuân thủ dùng thuốc
Nhiều người thường lấy lý do là đi công tác nên không thể uống thuốc4. Nếu công việc của bạn yêu cầu phải đi công tác, hãy đảm bảo mang đủ thuốc cho chuyến đi. Tốt hơn là bạn nên mang theo lượng thuốc nhiều hơn để đề phòng mọi trường hợp bất trắc xảy ra:
- Tính số thuốc cần mang theo dựa trên số ngày công tác.
- Luôn mang thêm thuốc trong trường hợp bạn về nhà muộn hơn dự tính.
- Chụp ảnh đơn thuốc và hộp thuốc: nếu hết thuốc khi đi xa, bạn có thể dùng ảnh này để mua thêm thuốc. Một số hiệu thuốc (đặc biệt khi bạn ở nước ngoài) có thể không đủ liều lượng thuốc bạn cần, điều này sẽ ảnh hưởng đến số lượng thuốc bạn uống; hãy trao đổi vấn đề này với bác sĩ.
Bất cứ khi nào bạn thắc mắc về cách theo dõi nồng độ mỡ trong máu tại nơi làm việc, hãy trao đổi với bác sĩ về mọi lo ngại, bao gồm:
• Làm thế nào để giảm tiếng ồn ở nơi làm việc
• Các bài tập thể chất khi bạn làm công việc ít vận động
• Cách tránh xa những cám dỗ không lành mạnh
• Cách phân chia thuốc
• Cách tuân thủ thói quen dùng thuốc khi đi xa
Hãy trao đổi với bác sĩ riêng hoặc chuyên viên y tế tại nơi làm việc để tìm cách giúp bạn thích nghi với môi trường làm việc nhằm kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.
Trong bài viết trên, a:care Việt Nam đã cung cấp thông tin về một số phương pháp kiểm soát rối loạn mỡ máu ở nơi làm việc. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn và đồng nghiệp. Hãy nhớ kiểm tra sức khoẻ, xét nghiệm mỡ máu thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị. Đừng quên rèn luyện lối sống lành mạnh và tập luyện thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật.
Xem thêm:
- Cách điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả
- Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường
- 8 điều cần biết về hội chứng chuyển hóa
Tài liệu tham khảo
1.Catalina-Romero C, Calvo E, Sánchez-Chaparro M, et al. The relationship between job stress and dyslipidemia. Scand. J. Public Health. 2013; 41(2):142-149.
2.Kerns E, Masterson E, Themann CL, Calvert G. Cardiovascular conditions, hearing difficulty, and occupational noise exposure within US industries and occupations. Am J Ind Med. 2018;61(6):477-491.
3.Science Daily, Desk jobs are bad for your heart and your waist, https://www.sciencedaily.com/releases/2017/03/170301130518.htm#:~:
text=Dr%20Tigbe%20said%3A%20%22Longer%20time,worse%20risk%20of
%20heart%20disease Published March 2017. Accessed October 30, 2020.
4.National Community Pharmacists Association. Medication Adherence in America http://www.ncpa.co/adherence/AdherenceReportCard_Full.pdf, Published 2020. Accessed October 30, 2020.
5.Crichton G, Alkerwi A. Physical activity, sedentary behavior time and lipid levels in the Observation of Cardiovascular Risk Factors in Luxembourg study. Lipids Health Dis. 2015; 14: 87.
6.DiNicolantonio J, Lucan S, O’Keefe J. The Evidence for Saturated Fat and for Sugar Related to Coronary Heart Disease. Prog Cardiovasc Dis. 2016;58(5):464-472.
7.American Addiction Centers, Alcoholism and Health Issues: Cholesterol, Triglycerides, the Liver, and More, https://americanaddictioncenters.org/alcoholism-treatment/health-issues, Published June 2020, Accessed October 30, 2020.