Lưu ý trước khi tiêm cúm mùa bạn cần biết

Tiêm vắc xin phòng cúm được xem là cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là: trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi, và người có bệnh mạn tính. Tuy nhiên, trước khi tiêm cúm mùa bạn cần lưu ý một số điều để quá trình tiêm vắc xin hiệu quả hơn. Ở bài viết này, a:care Việt Nam sẽ chia sẻ một số câu hỏi thường gặp và lưu ý trước khi tiêm phòng cúm.

1. Vắc xin cúm là gì?

Vắc xin cúm là một loại chế phẩm từ kháng nguyên của vi rút cúm mùa. Sau khi được tiêm vào cơ thể, các kháng nguyên này sẽ tương tác với hệ miễn dịch để kích thích các tế bào trong máu sản sinh ra kháng thể, giúp cơ thể nhận diện được vi rút lạ mặt này.

Trong trường hợp vi rút cúm thông qua đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể, nhờ việc tiếp xúc và tương tác với các kháng nguyên trong vắc xin trước đó, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng huy động các tế bào trong máu tấn công vi rút cúm, giảm thiểu tác động có hại của vi rút cúm đến sức khỏe của người nhiễm, tiêu diệt những mầm mống gây bệnh cho cơ thể.

Đặc biệt đối với những người như người lớn tuổi, trẻ nhỏ và những người có nguy cơ cao bị các biến chứng cúm nghiêm trọng; các loại vắc xin phòng cúm A và cúm B,… được tiêm sẽ tạo ra lá chắn cho cơ thể, bất kể vắc xin cúm nước ngoài hay vắc xin Việt Nam.

Xem thêm: Thông tin bệnh cúm mùa gây ra bởi virus cúm

2. Trước khi tiêm vắc xin cúm cần chuẩn bị gì?

Cũng như khi tiêm các loại vắc xin khác, có một số lưu ý trước khi tiêm phòng cúm chúng ta cần chuẩn bị:

  • Thông tin về sức khỏe cá nhân: Cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng (nếu có), loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.
  • Giấy tờ cá nhân: Giấy tờ cá nhân nên chuẩn bị khi đi tiêm chủng gồm có: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, phiếu tiêm vắc xin, đơn thuốc,…
lưu ý trước khi tiêm phòng cúm
Các lưu ý trước khi tiêm phòng cúm cần chuẩn bị

3. Tầm quan trọng của tiêm phòng vắc xin cúm mùa hàng năm

Hệ miễn dịch là “chìa khoá” bảo vệ sức khỏe cho con người. Tiêm vắc xin phòng cúm mùa hàng năm mang lại những lợi ích to lớn, giúp trẻ em và người lớn giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh, nguy cơ biến chứng nặng, nhập viện và tử vong do cúm. Vắc xin phòng cúm bảo vệ cơ thể bằng cách kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại vi rút cúm, các kháng thể này sẽ có sau khi chích ngừa khoảng 2-3 tuần.

Trong quá khứ, vi rút cúm mùa từng là loại vi rút gây nên đại dịch khủng khiếp với tốc độ lây lan chóng mặt và  là thủ phạm gieo rắc tử vong cho hàng triệu người trên thế giới. Bệnh cúm sẽ không thể mất đi mà chỉ trở thành bệnh theo mùa. Mỗi năm, khi giao mùa, các loại vi rút này sẽ phát triển, lây lan và thâm nhập qua đường hô hấp, tấn công vào cơ thể khiến bệnh nhân mắc cúm và có thể diễn tiến đến các biến chứng nguy hiểm.

Tại Việt Nam, số ca mắc cúm thường gia tăng mạnh nhất vào các thời điểm giao mùa. Các biến chứng nghiêm trọng khi mắc cúm bao gồm viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa, viêm não, màng não… và thậm chí là tử vong.

4. Một số phản ứng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin cúm

Đối với nhiều người khi mới tiêm vắc xin phòng cúm có thể gặp một số tác dụng phụ như: Sưng nhẹ, đỏ, đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, phát ban nhẹ, đau đầu hoặc đau người.

Có một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ tiêm nhưng rất hiếm gặp như các phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần được xử trí ngay như: sốt cao, nổi mề đay, sưng mặt, khó thở, tim đập nhanh … .

5. Phương pháp giảm sốt, đau sau khi tiêm vắc xin cúm

5.1. Phương pháp giảm sốt

Sốt là một trong những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin phòng cúm. Tuy nhiên sốt sau khi tiêm vắc xin thường là sốt nhẹ và không phải dùng thuốc hạ sốt. Nếu sốt cao trên 38,5 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt.

phương pháp giảm sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng cúm
Nếu sốt cao trên 38,5 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt (Ảnh minh họa).

Nếu có nghi ngờ dấu hiệu bệnh lý hoặc các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đi khám để loại trừ.

5.2. Phương pháp giảm đau sau khi tiêm vắc xin

Dưới đây là một số phương pháp giảm đau sau khi tiêm vắc xin hiệu quả mà bạn nên biết:

  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh ở nhà: Sau khi tiêm vắc xin, người tiêm nên chườm lạnh khoảng 20 phút để giảm sưng tấy ở cánh tay. Lưu ý không nên dùng đá lạnh để chườm trực tiếp vì dễ khiến mạch máu tại chỗ được chườm co lại, gây cản trở sự truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài. Có thể chườm lạnh khoảng vài ngày để giảm sưng đau rồi chuyển sang chườm ấm. Chườm ấm sẽ giúp giảm viêm và giảm đau ở tay hiệu quả nhờ vào tác dụng thư giãn các nhóm cơ và tăng lưu thông máu đến tay.
  • Theo dõi tình hình sức khỏe sau khi tiêm vắc xin: Trong 7 ngày đầu tiên, người tiêm nên tự theo dõi dấu hiệu sức khỏe của mình. Nếu tình trạng sau khi chích ngừa như bị đau bắp tay và sưng tấy không thuyên giảm thì nên đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Thực hiện một số bài tập tay nhẹ nhàng: Vận động cánh tay một cách nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm căng cứng cơ, giảm viêm cục bộ và giảm đau nhanh chóng.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau: Thông thường bạn không cần uống thuốc nếu các cơn đau bắp tay không quá nặng. Tuy nhiên, nếu cơn đau ở bắp tay nghiêm trọng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể uống thuốc giảm đau. Một số loại được khuyến cáo sử dụng là acetaminophen/paracetamol, thuốc giảm đau non-steroid (NSAID).
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Sau khi tiêm vắc xin phòng cúm, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, sức đề kháng được tăng cường và sớm vượt qua tác dụng phụ của vắc xin.

6. Các loại vắc xin cúm tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay,tại Việt Nam đã có vắc xin cúm tứ giá được cập nhật chủng mới theo khuyến cáo của WHO, giúp bảo vệ trước 4 chủng vi rút cúm gồm 2 chủng cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và 2 chủng cúm B (B/Yamagata và B/Victoria). Vaccine cúm tứ giá dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi, gồm vắc xin phân mảnh và vắc xin tiểu đơn vị. Hai loại vắc xin này khác biệt về công nghệ vắc xin. Trong đó, vắc xin phân mảnh có chứa các mảnh vi rút sau phân cắt, còn vắc xin tiểu đơn vị chỉ chứa kháng nguyên bề mặt vi rút với tính sinh miễn dịch tốt và ít gây phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại nơi tiêm, …

Xem thêm:Vacxin cúm giá bao nhiêu? Lý do cần tiêm vắc xin cúm

7. Các câu hỏi thường gặp trước khi tiêm vắc xin cúm

Vì sao nên tiêm phòng cúm mùa?

Hệ miễn dịch là “chìa khoá” bảo vệ sức khỏe cho con người. Tiêm vắc xin cúm hàng năm mang lại những lợi ích to lớn, giúp trẻ em và người lớn giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh, nguy cơ biến chứng nặng, nhập viện và tử vong do cúm. Vắc xin cúm bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại vi rút cúm, các kháng thể này sẽ có sau khi chích ngừa khoảng 2-4 tuần.

Trong quá khứ, vi rút cúm mùa từng là loại vi rút gây nên đại dịch khủng khiếp với tốc độ lây lan chóng mặt, là thủ phạm gieo rắc tử vong cho hàng triệu người trên thế giới. Bệnh cúm sẽ không thể mất đi mà chỉ trở thành bệnh đặc hữu. Mỗi năm, đến mùa các loại vi rút này sẽ tấn công vào hệ miễn dịch con người, thông qua đường hô hấp, gây ra các loại cảm cúm như hiện nay

lý do bạn nên tiêm vắc xin phòng cúm mùa
Người dân cần lưu ý trước khi muốn tiêm vắc xin phòng cúm (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, số ca mắc cúm thường gia tăng mạnh nhất vào các thời điểm giao mùa. Nghiêm trọng hơn, hầu hết người bệnh đều chủ quan, chữa trị không theo chỉ định bác sĩ khiến cho tình hình bệnh diễn tiến xấu đi, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa… thậm chí gây tử vong.

Nên tiêm phòng cúm vào thời điểm nào, tháng mấy trong năm?

Thời điểm giao mùa chuyển từ hè sang thu – đông, thời tiết thay đổi, cơ thể thay đổi kéo theo sức đề kháng của con người cũng kém đi, đặc biệt là trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là cảm cúm.

Chính vì thế, người dân nên tiêm vắc xin cúm trước khi mùa cúm xuất hiện 2 tuần. Bởi vì, vắc xin phòng cúm thường có tác dụng sau khoảng 2 tuần kể từ thời điểm tiêm, lúc này kháng thể mới sản xuất được đầy đủ bên trong cơ thể và phát huy được hiệu lực bảo vệ cơ thể tối đa chống lại cúm. Do vậy, cần phải tiêm vắc xin cúm trước khi vi rút cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng, nên lập kế hoạch tiêm vắc xin phòng cúm sớm trước khi mùa cúm bắt đầu (thường tiêm vào mùa thu).

Theo PGS.TS. Nguyễn Huy Nga, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến nghị nên tiêm vắc xin cúm vào thời điểm cuối tháng 10. Tuy nhiên, tiêm vắc xin cúm muộn hơn thậm chí tiêm vào tháng 1 năm sau (hoặc có thể tiêm muộn hơn nữa) thì vẫn có thể có lợi.

Đối với trẻ em từ 6 tháng đến 9 tuổi chưa từng tiêm phòng cúm cần phải tiêm đủ 2 liều vắc xin và 2 mũi tiêm cần cách nhau tối thiểu là 4 tuần, nên thời điểm tiêm vắc xin cúm ở trẻ em thường bắt đầu sớm hơn các đối tượng khác.

Chủng vi rút cúm luôn thay đổi hàng năm, do đó cần tiêm phòng cúm nhắc lại mỗi năm, trước khi bước vào mùa cúm của năm đó và nên tiêm ngay khi có vắc xin của năm đó càng sớm càng tố

nên tiêm vắc xin phòng cúm mùa vào thời điểm nào
Tiêm vắc-xin phòng cúm vào tháng mấy? (Ảnh minh họa)

Đối tượng cần nên tiêm phòng vắc xin cúm?

Theo PGS.TS. Nguyễn Huy Nga, vắc xin phòng cúm không chỉ quan trọng với trẻ em, mà còn cần thiết cho cả người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. Tiêm vắc xin phòng cúm là một giải pháp toàn diện xây dựng “lá chắn thép” để bảo vệ sức khỏe.

Tiêm vắc xin phòng cúm không chỉ giúp bảo vệ người được tiêm, mà còn giúp bảo vệ những người xung quanh trước nguy cơ nhiễm cúm. Bởi vậy, mọi người nên tiêm phòng cúm sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả cộng đồng.

Tuy nhiên, không ít người băn khoăn không biết vắc xin cúm bao nhiêu tiền, vắc xin cúm tứ giá loại nào tốt? Về điều này nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết giá vắc xin cúm không đắt, mọi người có thể tham khảo tại các trạm y tế phường, trung tâm tiêm chủng VNVC,…

Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao dễ gặp biến chứng khi mắc cúm thì nên tiêm:

  • Người trên 65 tuổi; người có các bệnh nền, có hệ miễn dịch kém.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai.
  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, đặc biệt ở những trẻ dưới 5 tuổi.
  • Người có các bệnh lý mạn tính: hen suyễn, tiểu đường, tim mạch, ung thư, …
  • Người nhiễm HIV/AIDS.

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin cúm?

Lưu ý, ngoài những trường hợp có thể tiêm vắc xin phòng cúm, thì có một vài trường hợp không được tiêm các loại vắc xin cúm mùa. Cụ thể:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Người có tiền sử dị ứng mức độ nặng, phản ứng quá mẫn cảm nguy cơ đe dọa tính mạng hoặc dị ứng với bất kì thành phần nào có trong vắc xin.
  • Một số đối tượng cần được tư vấn và theo dõi cẩn trọng bởi chuyên viên y tế trước và sau khi tiêm phòng cúm như: Người bị dị ứng với trứng, người mắc hội chứng GBS (bệnh liệt nặng), người đang bị sốt hoặc sốt cao, và người đang bị suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính.

Cơ chế hoạt động của vắc xin cúm

Như phần trước PGS.TS. Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết vắc xin cúm mùa là một loại chế phẩm từ kháng nguyên của vi rút cúm mùa.

Sau khi được tiêm vào cơ thể, các kháng nguyên này sẽ tương tác với hệ miễn dịch để kích thích các tế bào trong máu sản sinh ra kháng thể, giúp cơ thể nhận diện được vi rút lạ mặt này.

Quá trình tạo kháng thể thường mất khoảng 2 tuần, có thể gây ra một số phản ứng phụ nhẹ như sốt nhưng đây là biểu hiện bình thường vì đó là dấu hiệu đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Sau khi kết thúc quá trình nhiễm trùng bắt chước, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch để sẵn sàng bảo vệ cơ thể chống lại các vi rút gây bệnh cúm có trong vắc xin khi gặp phải chúng trong những lần sau.

Vắc xin cúm có tác dụng trong bao lâu?

Theo quy luật các chủng vi rút sẽ biến đổi theo từng năm, nên hiệu lực của vắc xin chỉ kéo dài 6 – 12 tháng mặc dù hiệu lực của vắc xin rất cao lên đến 90%. Do đó, các loại vắc xin được dùng trong năm nay có thể không còn tác dụng phòng ngừa trong năm sau nữa.

tác dụng của vắc xin phòng cúm trong bao lâu
Nên tìm hiểu các loại vắc xin trước khi tiêm (Ảnh minh họa).

Chính vì vậy mọi người nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhằm đảm bảo sự tương đồng giữa chủng vi rút cúm đang lưu hành với chủng vi rút cúm có trong vắc xin.

Vắc xin phòng cúm có mấy loại? Phòng được những loại vi rút nào?

Hiện nay, tại Việt Nam đã có vắc xin cúm tứ giá được cập nhật chủng mới theo khuyến cáo của WHO, giúp bảo vệ trước 4 chủng vi rút cúm gồm 2 chủng cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và 2 chủng cúm B (B/Yamagata và B/Victoria). Vắc xin cúm tứ giá dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi, gồm vắc xin phân mảnh và vắc xin tiểu đơn vị. Hai loại vắc xin này khác biệt về công nghệ sản xuất. Trong đó, vắc xin phân mảnh có chứa các mảnh vi rút sau phân cắt, còn vắc xin tiểu đơn vị chỉ chứa kháng nguyên bề mặt vi rút với tính sinh miễn dịch tốt và ít gây phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại nơi tiêm…

Vị trí tiêm vắc xin cúm: tiêm cúm ở tay hay chân?

Vắc xin thông thường được tiêm bắp hay tiêm dưới da sâu. Trước khi dùng nên để vắc xin trở về nhiệt độ phòng và được lắc kỹ đến khi đạt được một hỗn dịch đồng nhất. Sát trùng vị trí tiêm. Tiêm vắc xin vào vị trí đã sát trùng, dùng liều đúng với lứa tuổi.

Một số tác dụng phụ của vắc xin cúm

Đối với nhiều người khi mới tiêm vắc xin ngừa cúm có thể gặp một số tác dụng phụ như: Sưng nhẹ, đỏ, đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, phát ban nhẹ, đau đầu hoặc đau người.

Có một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp như các phản ứng dị ứng nghiêm trọng: sốt cao, nổi mề đay, sưng mặt, khó thở, tim đập nhanh … sau vài phút hoặc vài giờ tiêm thì cần phải đến bệnh viện gấp.

Mọi người có thể đến các trung tâm tiêm chủng uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn về việc tiêm vắc xin phòng cúm, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra”.

Mong rằng với những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn hiểu được các loại vắc xin cúm hiện có và tiêm phòng cúm an toàn, hiệu quả nhất.

Qua bài viết trên, a:care Việt Nam hy vọng bạn có thêm thông tin về tiêm vắc-xin cúm mùa, một biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa cúm và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Tài liệu tham khảo:

1. https://medlatec.vn/tin-tuc/truoc-khi-tiem-vaccine-can-lam-gi-de-dat-hieu-qua-cao-nhat-s121-n28020

2. https://vinmec.com/vi/vac-xin/tu-van-tiem-chung/sot-sau-tiem-vac-xin-cum-co-can-uong-ha-sot/?link_type=related_posts

3. https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/sau-chich-ngua-bi-dau-bap-tay-phai-lam-sao/

VTM1291422