Những nguyên tắc cần lưu ý khi điều trị táo bón cho trẻ
Trẻ được xem là bị táo bón khi bé đi tiêu dưới 3 lần/tuần kèm theo phân cứng, rặn đau, ngồi lâu, đôi khi chảy máu hậu môn. a:care Việt Nam sẽ chia sẻ những nguyên tắc cần lưu ý khi điều trị táo bón cho trẻ em.
Các nguyên tắc điều trị táo bón chức năng cho trẻ?
- Cho trẻ uống đủ nước
- Ăn nhiều chất xơ
- Khuyến khích trẻ vận động
- Tập cho trẻ đi tiêu vào một thời điểm nhất định trong ngày
- Sử dụng thuốc sau khi tuân thủ 4 thói quen trên nhưng trẻ không khỏi chứng táo bón
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng thuốc trong điều trị
- Điều trị táo bón cho trẻ cần rất nhiều thời gian
- Nếu bé có ứ phân cứng phải lấy ra trước rồi chuyển sang điều trị duy trì
- Thời gian điều trị duy trì bằng đường uống cho trẻ > 1 tuổi ít nhất 6 tháng để đạt hiệu quả và tránh tái phát
- Không ngưng uống thuốc đột ngột dù trẻ đã đi tiêu bình thường hơn 3 lần/tuần và phân mềm
- Không nên lạm dụng các biện pháp bơm hậu môn trong 6 tháng điều trị duy trì nếu không cần thiết
Các bác sĩ thường lựa chọn thuốc nào trong điều trị táo bón
Đối với những bé bị táo bón mà việc thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt nêu trên vẫn chưa mang lại hiệu quả cần thiết thì thuốc là biện pháp cần thiết để mang lại thành công cho việc điều trị.
Có một điều chúng ta ít được biết là việc điều trị táo bón đòi hỏi rất nhiều thời gian. Theo những khuyến cáo mới nhất, với bé trên 1 tuổi, sau khi bé đã được lấy sạch phân cứng ứ trong trực tràng và đã đi tiêu bình thường (phân mềm, ít nhất 3 lần mỗi tuần) thì việc dùng thuốc để giữ tình trạng như vậy phải được duy trì ít nhất là 6 tháng kế tiếp. Đây là một điểm rất quan trọng vì một số phụ huynh khi thấy con mình đi tiêu bình thường trở lại thì tự ý ngưng thuốc và táo bón sẽ bị tái phát.
Quá trình ngưng thuốc quá sớm rồi dùng lại nhiều lần sẽ làm táo bón tái phát nhiều lần và việc điều trị sẽ ngày càng khó khăn hơn. Bơm hậu môn có thể dùng nhất thời khi bé bị ứ phân cứng nhưng không khuyến cáo các biện pháp này trong thời gian điều trị duy trì kéo dài.
Chính vì điều trị táo bón đòi hỏi thời gian dài như vậy nên các thuốc dùng trong táo bón đòi hỏi phải rất an toàn. Một loại thuốc được các Bác sĩ ưa dùng cho trẻ vì đã chứng minh được tính hiệu quả và an toàn là lactulose. Lactulose giúp làm mềm phân, dễ đi tiêu và còn giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Các loại thuốc khác cũng có thể sử dụng là polyethylene glycol (PEG), sorbitol, các loại dầu khoáng, các thuốc nhuận trường kích thích, …
Do đã được chứng minh là hiệu quả và an toàn khi dùng lâu dài, đồng thời cũng dễ tìm hơn các loại thuốc khác, từ lâu lactulose là loại thuốc các Bác sĩ Việt Nam thường xem là lựa chọn đáng tin cậy.
Khi điều trị duy trì (giữ cho bệnh nhân đi tiêu thường xuyên, tránh táo bón): lactulose được sử dụng với liều 1-3 ml/kg/ngày có thể dùng 1 lần hoặc chia thành 2 lần mỗi ngày, liều dùng có thể gia giảm tùy đáp ứng mỗi bé.
Lactulose đã được chứng minh là dung nạp tốt, có thể dùng ở cả trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tính an toàn khi sử dụng lactulose lâu dài cũng đã nhận thấy trong nhiều nghiên cứu cũng như thực tế, phù hợp với tiêu chí điều trị lâu dài của bệnh lý táo bón. Nếu bé đau bụng hoặc tiêu phân lỏng nhiều khi dùng thuốc, hãy liên hệ với Bác sĩ Nhi hoặc Bác sĩ Gia đình để được tư vấn thêm.
Phòng bệnh táo bón như thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Việc điều trị táo bón ở trẻ em đòi hỏi nhiều nỗ lực, kiên nhẫn và thời gian. Tuy nhiên, có điều ít ai biết là không phải lúc nào cũng thành công. Ước tính vẫn còn khoảng 1/3 các bé thất bại với điều trị và tiếp tục “khổ sở” với việc đi tiêu hàng ngày. Do đó, công tác phòng ngừa táo bón với các nguyên tắc cơ bản như một chế độ ăn hài hòa nhiều chất xơ, uống đủ nước, hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi kết hợp với tập luyện thói quen đi tiêu mỗi ngày, tránh hành vi nín nhịn đi cầu là những việc cần làm để giúp bé tránh phải chứng táo bón rất khó chịu này.
Điều trị táo bón ở trẻ nhỏ đòi hỏi sự kiên trì và thực hiện đúng các biện pháp điều chỉnh lối sống cùng việc sử dụng thuốc khi cần thiết. Hy vọng bài viết của a:care Việt Nam đã giúp ích cho quý phụ huynh trong việc điều trị táo bón cho trẻ!
Xem thêm:
- Quan niệm sai lầm về táo bón và điều trị táo bón ở trẻ em ba mẹ thường mắc phải
- Trẻ bị táo bón lâu ngày, phải làm sao?
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bardisa-Ezcura and Guideline Development Group. BMJ. 2010; 340:c2585;
2. Constipation guidelines of the Committee of the NASPGHAN. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2006; 43(3):e1-13;
3. Biggs WS and Dery WH. Am Fam Physician. 2006; 73:469-477;
4. Tabbers, et al. JPGN. 2014; 58:258-274;
5. Ballongue J, et al. Scand J Gastroenterol. 1997; 32(Suppl 222):41-44;
6. Robert Wyllie, et al. Section 2; Chapter 12: p131. Pediatric Gastrointestinal and Liver Disease (Fourth Edition). 2011.
7. Information from Your Family Doctor. Constipation. Am Fam Physician 2010; 82 (12): 140-1441.
8. Bardisa-Ezcura and Guideline Development Group. BMJ. 2010; 340:c2585;
Greg Rubin and Anne Dale.BMJ. 2006; 333:1051;
Constipation guidelines of the Committee of the NASPGHAN. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2006; 43(3):e1-13;
Biggs WS and Dery WH. Am Fam Physician. 2006; 73:469-477;
Tabbers, et al. JPGN. 2014; 58:258-274;
Ballongue J, et al. Scand J Gastroenterol. 1997; 32(Suppl 222):41-44;
Robert Wyllie, et al. Section 2; Chapter 12: p131. Pediatric Gastrointestinal and Liver Disease (Fourth Edition). 2011.
9. Constipation guidelines of the Committee of the NASPGHAN. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2006; 43(3):e1-13
Tabbers, et al. JPGN. 2014; 58:258-274
Ballongue J, et al. Scand J Gastroenterol. 1997; 32(Suppl 222):41-44
Robert Wyllie, et al. Section 2; Chapter 12: p131. Pediatric Gastrointestinal and Liver Disease (Fourth Edition). 2011