Nhân viên văn phòng bị táo bón – Những điều cần chú ý?
- Ngày cập nhật: 10/4/2024
Mục lục
1. Hiểu về táo bón người lớn
Táo bón là một triệu chứng thường gặp, gặp ở khoảng 17% dân số thế giới, tỉ lệ có thể lên tới 30-40% ở nhóm trên 65 tuổi. Đa số táo bón thường diễn ra và kết thúc trong vài ngày hoặc vài tuần. Cũng có nhiều trường hợp táo bón kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
2. Khi nào được gọi là táo bón?
– Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần trên tuần, đi kèm với sự thay đổi tính chất phân.
– Táo bón gồm 2 loại là táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.
+ Táo bón nguyên phát: Táo bón không có nguyên nhân cụ thể, và thường do rối loạn chức năng của hệ thống đường tiêu hóa (như giảm nhu động ruột, rối loạn chức năng sàn chậu, rối loạn cơ chế đại tiện…).
+ Táo bón thứ phát có thể do chế độ ăn uống sinh hoạt; do hậu quả của bệnh lý thực thể của hệ thống đường tiêu hóa (khối u, nứt kẽ hậu môn…); do bệnh lý toàn thân (đột quỵ, rối loạn nội tiết, chuyển hóa), do mang thai, hoặc do sử dụng một số loại thuốc.
– Đa số táo bón là lành tính, tuy nhiên nếu táo bón có đi kèm các biểu hiện như đau bụng, nôn, buồn nôn, có máu trong phân, sốt, gầy sút cân, mệt mỏi, hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống… nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ.
3. Những ai có nguy cơ cao bị táo bón
Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, hay độ tuổi.
– Táo bón phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ gặp từ 30-40%. Táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
– Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao hơn gấp 3 lần nam giới.
– Những người có lối sống tĩnh tại, ít vận đông, thường xuyên ngồi lâu thì có nguy cơ mắc táo bón cao hơn, nhất là những người làm công việc văn phòng, giáo viên…
4. Tại sao nhân viên văn phòng dễ bị táo bón?
Nhân viên văn phòng dễ bị táo bón hơn so với những ngành nghề khác do:
– Công việc ngồi nhiều, ít vận động.
– Ăn nhiều đồ cay, nóng, đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh, ít chất xơ. Ăn uống không đều đặn, bỏ bữa hoặc ăn quá ít.
– Uống nhiều rượu bia, nước ngọt, nước có ga.
– Uống không đủ nước.
– Nhịn đi đại tiện.
– Mức độ stress cao trong công việc.
Xem thêm: Giải pháp và cách phòng tránh táo bón cho nhân viên văn phòng
Tài liệu tham khảo
1. Lindberg, et al (2011). World Gastroenterology Organisation global guideline: Constipation–a global perspective. Journal of clinical gastroenterology, 45(6), 483–487. https://doi.org/10.1097/MCG.0b013e31820fb914
2. Drossman DA, Hasler WL. Rome IV—Functional GI Disorders: Disorders of Gut-Brain Interaction. Gastroenterology. 2016;150(6):1257-1261. doi:10.1053/j.gastro.2016.03.035
3. Wald A. Update on the Management of Constipation. JAMA. 2019;322(22):2239–2240. doi:10.1001/jama.2019.16029
4. Rollet M, Bohn T, Vahid F, On Behalf Of The Oriscav Working Group. Association between Dietary Factors and Constipation in Adults Living in Luxembourg and Taking Part in the ORISCAV-LUX 2 Survey. Nutrients. 2021;14(1):122. Published 2021 Dec 28. doi:10.3390/nu14010122.
5. Hướng dẫn điều trị nội tiêu hóa – gan mật; Nhà Xuất Bản Y học; 2021