Những lưu ý cho cuộc hẹn thăm khám với bác sĩ khi bị chóng mặt
Mục lục
Cuộc hẹn thăm khám với bác sĩ khi bị chóng mặt là một trong những bước quan trọng của việc định rõ nguyên nhân và điều trị cho triệu chứng này. Để tận dụng tối đa cuộc hẹn này, cần chú ý đến một số lưu ý quan trọng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cho cuộc hẹn thăm khám với bác sĩ khi bị chóng mặt mà a:care Việt Nam nghĩ bạn cần phải biết.
Tại sao phải đi hẹn thăm khám bác sĩ?
Nếu bị chóng mặt, bạn cần trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân và hẹn thăm khám. Bước đầu tiên và quan trọng nhất là kiểm soát triệu chứng để bạn cảm thấy khá hơn. Để việc kiểm soát đạt hiệu quả, bạn cần nhớ rằng không được coi thường chứng chóng mặt và những nguyên nhân gây chóng mặt.
Tôi nên chuẩn bị như thế nào cho cuộc hẹn thăm khám?
Đặt câu hỏi liên quan đến các triệu chứng của bạn
Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét tất cả các triệu chứng mà bạn đã gặp trong vài tháng qua. Bạn cần suy nghĩ thật kỹ lưỡng về triệu chứng mình gặp phải trước khi gặp bác sĩ và mô tả các triệu chứng càng chính xác càng tốt. Sau đây là các câu hỏi ví dụ mà bạn cần chuẩn bị để trả lời:1
- Cơn chóng mặt của bạn kéo dài bao lâu?
- Mô tả cơn chóng mặt của bạn.
- Bạn có cảm thấy chóng mặt khi đứng lên không?
- Bạn có cảm thấy chóng mặt khi trở mình trên giường không?
- Ngoài chóng mặt, bạn còn gặp những triệu chứng nào khác (xoay tròn, mất thính lực, đau đầu, v.v.) không?
- Bạn có bị đau tai hoặc chảy mủ tai không?
- Bạn từng bị đau đầu chưa?
- Bạn có nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh hơn bình thường không?
- Bạn có bị song thị không?
- Bạn có thấy bộ phận nào trên cơ thể (ví dụ: cánh tay hoặc chân) bị yếu đi không?
Đừng ngại trao đổi với bác sĩ về ảnh hưởng của chóng mặt lên cảm xúc của bạn. Hãy suy nghĩ về các triệu chứng mà bạn gặp phải và tự hỏi liệu cơn chóng mặt có khiến bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, sợ hãi hay suy nhược không.
Tiền sử bệnh
Bác sĩ cũng có thể hỏi về tiền sử bệnh của bạn, bao gồm2:
- Các loại thuốc đã uống
- Các vết nhiễm trùng gần đây
- Những sự kiện căng thẳng khi triệu chứng của bạn khởi phát
- Chế độ ăn uống
- Tiền sử về các vấn đề sức khỏe khác (những vấn đề thường gặp hơn ở những người bị chóng mặt)
Lời khuyên: Trước khi đến buổi hẹn khám, hãy thử viết ra mọi thông tin mà bác sĩ có thể hỏi; càng đầy đủ càng tốt.
Tôi nên đến hẹn thăm khám bác sĩ nào?
Bác sĩ đa khoa
Khi đi khám lần đầu cho các triệu chứng chóng mặt, bạn nên nhờ bác sĩ đa khoa (BSĐK) đánh giá tình trạng bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (TMH)
Qua lần khám chẩn đoán đầu tiên, bác sĩ đa khoa có thể yêu cầu bạn đặt lịch khám với một bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, vì chóng mặt thường do rối loạn tai trong gây nên. Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có thể khám mắt cũng như thực hiện kiểm tra ngồi và nghe để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Bác sĩ chuyên khoa thần kinh
Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn không đứng được hoặc nói khó, bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể là chuyên gia y tế tốt nhất để chẩn đoán nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt.
Cuộc hẹn thăm khám với bác sĩ khi bị chóng mặt là cơ hội để bạn nhận được sự chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, bạn có thể tận dụng tối đa cuộc hẹn này và hướng đến việc cải thiện sức khỏe của mình.a:care Việt Nam khuyên bạn hãy luôn lắng nghe cơ thể và không ngần ngại nhờ sự trợ giúp chuyên môn từ bác sĩ để giải quyết triệu chứng khi bị chóng mặt một cách hiệu quả.
Trao đổi với bác sĩ là bước đầu tiên để khắc phục chứng chóng mặt của bạn. Nếu các triệu chứng chóng mặt tái phát, bạn cần liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Xem thêm:
- Tại sao cần tuân thủ điều trị khi bị chóng mặt
- Những phương pháp giúp cải thiện và điều trị chóng mặt hiệu quả
Tài liệu tham khảo
1.Beverly Hospital. Preparing for ENG/VNG Testing. https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:kQ_gsxr1mQsJ:https://www.beverlyhospital.org/media/614802/
vng%2520patient%2520instructions.doc+&cd=14&hl=en&ct=clnk&gl=fr. Accessed October 21, 2020.
2.Vestibular Disorders Association. Dizziness & Balance Medical History Questionnaire. https://vestibular.org/sites/default/files/page_files/VEDA%20Patient
%20Medical%20History%20Form_long.pdf. Accessed October 21, 2020.
3.Ménière’s Society. Visiting ENT, Diagnosis and Testing. https://www.menieres.org.uk/information-and-support/visiting-ent-diagnosis-and-testing. Published 2020. Accessed October 21, 2020.