Những lưu ý khi tiêm phòng cúm cho người bệnh mạch vành
- Ngày cập nhật: 18/4/2024
Mục lục
1. Khi nào cần tiêm phòng cúm?
Đối với người bị bệnh mạch vành, đặc biệt là những người cao tuổi, cần tiêm phòng cúm sớm ngay khi vaccine cúm có sẵn. Bởi vì tại Việt Nam bệnh cúm xuất hiện quanh năm và thường có 1-2 đỉnh dịch/năm, gia tăng vào tháng 3 – 4 và tháng 9-10 hằng năm.
2. Khuyến cáo tiêm phòng cúm hằng năm từ các cơ quan y tế
WHO, CDC, Bộ Y tế Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đều khuyến cáo tiêm phòng cúm hằng năm cho người từ 6 tháng tuổi trở lên thậm chí là những người bình thường khỏe mạnh.
Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm, như người cao tuổi, trẻ trên 6 tháng tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh nền, người có bệnh tim mạch, người bệnh mạch vành, suy tim thì càng cần chú ý tiêm phòng cúm hơn.
3. Lưu ý trước khi tiêm phòng cúm cho người bệnh mạch vành?
- Tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh, và các thuốc đang sử dụng để đưa ra lời khuyên phù hợp.
- Thông báo về tiền sử dị ứng, nếu có tiền sử dị ứng với trứng, hoặc các thành phần khác của vắc-xin, cần thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi tiêm phòng.
- Báo tình trạng sức khỏe hiện tại, nếu đang bị ốm, sốt, hoặc có các triệu chứng không rõ nguyên nhân. Trong một số trường hợp, cần hoãn tiêm phòng cúm cho đến khi hồi phục.
- Kiểm tra huyết áp trước khi tiêm phòng. Nếu huyết áp quá cao, có thể cần hoãn tiêm phòng cho đến khi huyết áp được kiểm soát tốt hơn.
- Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh mạch vành trước và sau khi tiêm phòng cúm.
4. Lưu ý sau khi tiêm phòng cúm cho người bệnh mạch vành?
- Theo dõi sức khỏe trong vòng 24-48 giờ sau khi tiêm phòng. Các triệu chứng như sốt, đau cơ, hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm hầu hết đều nhẹ và sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày.
- Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường như khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt, hoặc phát ban toàn thân, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.
- Tiếp tục tuân thủ phác đồ điều trị bệnh mạch vành, tiêm phòng cúm không ảnh hưởng đến điều trị bệnh nên cần tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn.
- Tiếp tục các biện pháp phòng ngừa cúm khác như rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, và tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh mạch vành và sức khỏe tổng thể sau khi tiêm phòng cúm.
- Duy trì lối sống lành mạnh, tiếp tục duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn, và kiểm soát stress để quản lý tốt bệnh mạch vành.
Bằng cách tuân thủ những lưu ý này, người bị bệnh mạch vành có thể nhận được lợi ích tối đa từ việc tiêm phòng cúm và duy trì sức khỏe tốt sau khi tiêm chủng.
Xem thêm:
- Lợi ích khi tiêm phòng cúm cho những người có bệnh mạch vành
- Tiêm phòng cúm hằng năm bảo vệ người mắc bệnh tim mạch như thế nào?
Tài liệu tham khảo:
1. Flu Vaccine Safety Information | CDC. www.cdc.gov. Published September 5, 2023. Accessed April 15, 2024. https://www.cdc.gov/flu/prevent/general.htm#:~:text=Top%20of%20Page-
2. Don’t waite. Vaccinate! Influenza (Flu) Vaccines Addressing Common Questions about Influenza Vaccination for Adults What Disease Does Flu Vaccine Protect Against? https://www.cdc.gov/vaccines/hcp/adults/downloads/fs-influenza-hcp.pdf
3. Behrouzi B, Bhatt DL, Cannon CP, et al. Association of Influenza Vaccination With Cardiovascular Risk: A Meta-analysis. JAMA Netw Open. 2022;5(4):e228873. doi:10.1001/jamanetworkopen.2022.8873
4. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure [published correction appears in Eur Heart J. 2021 Oct 14;:]. Eur Heart J. 2021;42(36):3599-3726. doi:10.1093/eurheartj/ehab368