Hậu quả của bệnh tiểu đường và cách phòng tránh
Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy hiểu rõ về hậu quả của bệnh tiểu đường và các phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Cùng a:care Việt Nam tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Hậu quả của bệnh tiểu đường
Dưới đây là một số biến chứng của bệnh tiểu đường bạn nên biết:
Biến chứng về tim mạch
Mặc dù các rối loạn đi kèm như tăng mỡ máu, tăng huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây biến chứng về tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắt mạch chi,…) là biến chứng khó tránh của đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.
Biến chứng về mắt
Đường huyết cao khiến hệ thống mạch máu nhỏ ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.
Biến chứng về thần kinh
Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…
Biến chứng về thận
Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.
Biến chứng nhiễm trùng
Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.
Biến chứng cấp tính (hạ đường huyết, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu)
Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.
Hạ đường huyết
Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3,6 mmol/l). Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.
Hôn mê
Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và đối tượng dễ bị đái tháo đường
Phòng tránh hậu quả của tiểu đường
Cách phòng tránh đái tháo đường và biến chứng như thế nào?
Để phòng tránh đái tháo đường và biến chứng, bạn cần:
Tránh tình trạng thừa cân, béo phì
Theo dõi dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể = cân nặng (kg) / bình phương chiều cao (m)). Chỉ số này nên giữ trong khoảng từ 18,5 đến 24,9.
Gia tăng hoạt động thể lực thường xuyên
Không nên ngồi, nằm xem tivi nhiều giờ liền; tham gia chơi thể thao hơn là xem người khác chơi; chọn môn chơi thích hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh tật; tập thể dục đều đặn 30-45 phút mỗi ngày. Nếu không có đủ thời gian thì cố gắng 3 lần/tuần, mỗi lần 45-60 phút.
Xây dựng thói quen ăn uống tốt, dinh dưỡng hợp lý
Giảm lượng thức ăn có nhiều chất béo và đường. Chọn món luộc thay cho món chiên; hạn chế đồ uống có đường, hạn chế bia rượu; không nên ăn quá nhiều vào bữa tối. Ăn nhiều loại rau, hoa quả khác nhau; ăn chừng mực, không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn một món gì quá nhiều; tránh dùng nhiều dầu mỡ khi chế biến thức ăn.
“THAY ĐỔI LỐI SỐNG NGAY HÔM NAY
ĐỂ PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Phương pháp điều trị đái tháo đường bằng thay đổi lối sống
Nên theo dõi đường huyết thường xuyên
- Theo dõi đường huyết là khâu cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 giúp bệnh nhân có thể biết được nguy cơ xảy ra các biến chứng để quyết định điều chỉnh chế độ ăn và đến gặp bác sỹ để điều chỉnh thuốc điều trị nếu cần thiết.
- Người bệnh nên đo đường huyết tối thiểu 1 đến 2 lần mỗi ngày, tốt nhất 4 lần/ngày vào lúc trước khi đi ngủ, trước khi ăn, sau ăn hai giờ và trước khi tập thể dục.
- Nếu kết quả đo tốt, có thể kiểm tra một lần cho thời gian vài tuần. Kết quả đo nên được ghi chép lại vào một cuốn sổ để theo dõi.
Luyện tập thể dục
- Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, thần kinh, biến dạng bàn chân trước khi tập.
- Cần kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên gia về tình trạng bệnh, loại hình và cường độ tập. Trước và trong quá trình tập.
- Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất là đi bộ, thời gian tổng cộng ít nhất 150 phút mỗi tuần, không nên ngưng tập 2 ngày liên tiếp. Người lớn tuổi có thể chia đi bộ nhiều lần trong ngày, mỗi lần 10 đến 15 phút.
Dinh dưỡng
- Dinh dưỡng cần được áp dụng linh hoạt theo thói quen ăn uống của bệnh nhân, dựa vào nguồn thức ăn sẵn có tại từng vùng miền.
- Bệnh nhân thừa cân, béo phì cần giảm cân ít nhất 7% so với cân nặng ban đầu.
- Nên dùng các loại carbohydrate hấp thu chậm, không chà xát kỹ như gạo lức, bánh mì đen,… Lượng carbohydrate tối thiểu hàng ngày khoảng 130 gam, nhưng không vượt quá 60% tổng số năng lượng.
- Tăng cường ăn cá và đạm có nguồn gốc từ thực vật (đậu phụ) và dùng dầu ăn để chế biến thức ăn thay cho mỡ động vật.
Hy vọng thông qua bài viết trên, a:care Việt Nam đã giúp bạn nhận biết mức độ nguy hiểm của biến chứng đái tháo đường cũng như hậu quả của bệnh tiểu đường và cách phòng tránh bệnh. Hãy xây dựng thói quen và lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe bản thân.
Xem thêm: