Phòng tránh thai & Viên uống tránh thai thế hệ 4: “Tin đồn” hay “Sự thật”?
- Ngày cập nhật: 29/08/2023
Mục lục
- Lần đầu quan hệ nên sẽ không mang thai, mình không cần tránh thai
- Vì xuất tinh ngoài nên mình sẽ không mang thai
- Mình không cần tránh thai vì quan hệ trong thời gian “an toàn”
- Mình sẽ không mang thai nếu thụt rửa ngay sau khi quan hệ tình dục
- Mình quan hệ vào ngày “đèn đỏ” thì sẽ không mang thai phải không?
- Vì không đạt cực khoái nên chẳng sợ mang thai
- Mình không nên dùng viên uống tránh thai khẩn cấp thường xuyên
- Bao cao su có hiệu quả tránh thai tốt hơn viên uống tránh thai kết hợp?
- Viên uống tránh thai kết hợp nội tiết tố giúp mình giảm bị nổi mụn
- Các thuốc tránh thai nội tiết đều có hiệu quả tránh thai và tác động lên cơ thể tương tự nhau?
- Các phương pháp tránh thai nội tiết khác cũng giúp giảm mụn
- Viên uống tránh thai nội tiết thế hệ 4 không gây tăng cân hay rậm lông
- Viên uống tránh thai thế hệ 4 có thể giúp mình đỡ đau bụng kinh hơn
Lần đầu quan hệ nên sẽ không mang thai, mình không cần tránh thai
Tin đồn
Các nàng có thể mang thai bất cứ khi nào có sự rụng trứng và thụ tinh, ngay cả khi mới quan hệ lần đầu.
Thậm chí, quan hệ tình dục trước kỳ kinh nguyệt đầu tiên cũng có khả năng mang thai nếu có rụng trứng trong vòng 5 đến 7 ngày sau khi quan hệ.
Vì xuất tinh ngoài nên mình sẽ không mang thai.
Tin đồn
Xuất tinh ngoài được gọi đầy đủ là xuất tinh ngoài âm đạo.
Khi quan hệ tình dục, nam giới đưa dương vật ra khỏi âm đạo trước khi xuất tinh. Phương pháp này không phải là cách tránh thai hiệu quả. Thống kê cho thấy 100 phụ nữ sử dụng phương pháp xuất tinh ngoài mỗi năm, thì khoảng 22 người mang thai ngoài ý muốn.
Trước khi tinh dịch được xuất ra có thể sẽ có ít dịch của tuyến tiền liệt chảy ra trước khi người nam bắt đầu xuất tinh. Tinh dịch là chất dịch được xuất ra từ dương vật của nam giới, bên trong có chưa tinh trùng.
Hơn nữa với phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo, một số người có thể không kịp rút dương vật ra khỏi âm đạo. Xuất tinh ngoài chỉ hạn chế số lượng tinh trùng gặp trứng chứ không phải toàn bộ, do vậy, dù cho xuất tinh bên ngoài thì vẫn có khả năng mang thai cao.
Mình không cần tránh thai vì quan hệ trong thời gian “an toàn”
Tin đồn.
Đúng là buồng trứng thường rụng trứng 1 lần mỗi tháng. Nhưng các nàng vẫn có thể mang thai nếu quan hệ tình dục trong những ngày trước hoặc sau khi rụng trứng. Đó là bởi vì tinh trùng có thể sống bên trong cơ thể phụ nữ tới 5 ngày. Cập nhật mới nhất của Hiệp hội Y học sinh sản Hoa kỳ cho thấy cửa sổ thụ thai là khoảng thời gian 6 ngày, bắt đầu từ thời điểm 5 ngày trước khi rụng trứng cho đến một ngày sau khi rụng trứng.
Ngày rụng trứng của các nàng thường thay đổi theo từng tháng, vì bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như căng thẳng, thuốc men, hay tuổi tác….
Dù có thể dự đoán ngày rụng trứng bằng cách theo dõi chặt chẽ chu kỳ kinh nguyệt, nhưng phương pháp ngừa thai tránh ngày rụng trứng này cũng chỉ có hiệu quả khoảng 76%.
Đối với các nàng tuổi teen, càng khó dự đoán ngày rụng trứng nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều. Đây là lý do tại sao BẤT KỲ giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt đều được coi là “thời kỳ rủi ro” và có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
Mình sẽ không mang thai nếu thụt rửa ngay sau khi quan hệ tình dục
Tin đồn
Thụt rửa âm đạo bằng nước hoặc các dung dịch chuyên dụng khác không có tác dụng tránh thai. Tinh trùng bơi rất nhanh. Lúc các nàng thụt rửa thì đã có rất nhiều tinh trùng bơi vào tử cung rồi.
Hơn thế nữa, thụt rửa còn có thể đẩy nhiều tinh trùng lên trên hơn, cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Mình quan hệ vào ngày “đèn đỏ” thì sẽ không mang thai phải không?
Tin đồn
Mặc dù tỷ lệ thấp nhưng các nàng vẫn có thể mang thai.
Có trường hợp các nàng bị chảy máu khi rụng trứng và nghĩ rằng đó là ngày “đèn đỏ”, nhưng thực ra là buồng trứng đang trong giai đoạn rụng trứng, nếu quan hệ tại thời điểm đó sẽ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
Thêm nữa, nếu các nàng quan hệ tình dục vào cuối kỳ hành kinh (khi còn ra ít máu) vài ngày sau đó có rụng trứng , thì cũng có thể mang thai.
Vì không đạt cực khoái nên chẳng sợ mang thai
Tin đồn
Một số nàng lầm tưởng rằng cực khoái giúp đẩy tinh trùng lên cao từ đó dễ gặp trứng hơn. Nhưng khoa học cho thấy cực khoái không có tác động gì. Các nàng vẫn sẽ có thai bất cứ khi nào tinh trùng thụ tinh với trứng, cho dù có liên quan đến cực khoái hay không.
Mình không nên dùng viên uống tránh thai khẩn cấp thường xuyên
Sự thật
Viên uống tránh thai khẩn cấp chứa hàm lượng nội tiết cao hơn so với viên uống tránh thai hàng ngày, do đó việc sử dụng thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ do rối loạn nội tiết . Nếu sử dụng nhiều lần trong tháng và suốt thời gian dài, các thay đổi nội tiết sẽ gây xuất huyết âm đạo bất thường làm ảnh hưởng nghiêm trọng, đến sức khỏe nữ giới.
Viên uống tránh thai khẩn cấp không được sản xuất để sử dụng lặp đi lặp lại hoặc sử dụng như một phương pháp tránh thai hằng ngày vì có các phương pháp khác hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn.
Bao cao su có hiệu quả tránh thai tốt hơn viên uống tránh thai kết hợp
Tin đồn
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC):
Dùng viên uống tránh thai kết hợp gồm estrogen và progestin theo toa của bác sĩ có tỷ lệ thất bại tránh thai là 7%. Trong khi tỷ lệ tránh thai thất bại khi dùng bao cao sudành cho nam là 13%. Đối với bao cao su dành cho nữ tỷ lệ thất bại lên tới 21%.
Viên uống tránh thai kết hợp nội tiết tố giúp mình giảm bị nổi mụn
Sự thật
Lý do chính khiến các nàng bị nổi mụn trứng cá là do ở tuổi dậy thì cơ thể có nhiều nội tiết androgen. Mụn trứng cá viêm hay không viêm có thể cải thiện ở các chị em có sử dụng thuốc tránh thai. Vì các thuốc tránh thai có chứa nội tiết sinh dục nữ estrogen và progestin, đặc biệt Progestin thế hệ thứ 4, có đặc tính kháng androgen nhờ đó làm giảm mụn trứng cá.
Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin có thể làm cho mụn trứng cá trở nên nặng hơn. Thuốc tránh thai có chứa progestin thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai – không giúp cải thiện giảm mụn trứng cá.
Các thuốc tránh thai nội tiết đều có hiệu quả tránh thai và tác động lên cơ thể tương tự nhau?
Tin đồn
Từ khi được lưu hành cho đến nay, viên thuốc tránh thai kết hợp đã được phát triển với sự kết hợp của Progestin thế hệ thứ 4.
Thế hệ 1: Hàm lượng nội tiết tố quá cao – làm tăng nguy cơ thuyến tắc huyết khối tĩnh mạch, do vậy thuốc không còn được sản xuất nữa.
Thế hệ 2: Hiệu quả tránh thai cao hơn nhưng không có đặc tính kháng androgen, gây nhiều tác dụng phụ.
Thế hệ 3: Khắc phục được một số tác dụng phụ của androgen có trong viên uống tránh thai thế hệ 2.
Thế hệ 4: Đặc tính kháng muối-nước và kháng androgen giúp hạn chế tác dụng phụ như giữ nước gây tăng cân, mụn trứng cá, rậm lông…
Các phương pháp tránh thai nội tiết khác cũng giúp giảm mụn
Tin đồn
Các tài liệu y văn cho thấy các phương pháp nội tiết chỉ sử dụng progestin, chẳng hạn như que cấy và vòng tránh thai, có xu hướng gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng mụn trứng cá, rậm lông, rụng tóc.
Một nghiên cứu thực hiện tại Hoa kỳ trên hơn 2000 phụ nữ cũng cho thấy thuốc tiêm, que cấy dưới da và dụng cụ đặt tử cung có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá. Trong khi thuốc tránh thai kết hợp, vòng âm đạo có thể cải thiện tình trạng này.
Viên uống tránh thai nội tiết thế hệ 4 không gây tăng cân hay rậm lông
Sự thật
Hiện nay trên thị trường cũng có loại thuốc tránh thai nội tiết có chứa progestin thế hệ 4, không chỉ giúp tránh thai, nhờ đặc tính kháng mineralocorticoid giúp thải nước và muối trong cơ thể, nên không gây tăng cân, giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Bên cạnh tác động tránh thai, tác động kháng androgenic mạnh hơn ở viên uống tránh thai thế hệ 4 giúp giảm thiểu các tác dụng phụ, không gây rậm lông mặt, thậm chí còn có thể hỗ trợ, cải thiện tình trạng rậm lông.
Viên uống tránh thai thế hệ 4 có thể giúp mình đỡ đau bụng kinh hơn
Sự thật
Đau bụng kinh có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thường ngày của các nàng như học tập, công việc, đi lại, làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Các nàng có biết rằng, bên cạnh tác dụng tránh thai, thì viên uống thế hệ 4 còn làm giảm đáng kể tình trạng đau bụng kinh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống thể chất, tinh thần, khả năng hoạt động xã hội cũng được cải thiện sau khi sử dụng thuốc.
Xem thêm:
- Phương pháp tránh thai nào phù hợp dành cho gen Z?
- Bạn đã nghe nói đến rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt?
Tài liệu tham khảo
1. Liao S. Birth Control Myths. WebMD. Published February 2, 2002. Accessed November 18, 2019. https://www.webmd.com/sex/birth-control/birth-control-contraceptive-myths
2. Drugscom. Can I get pregnant the first time I have sex? Drugs.com. Accessed August 16, 2023. https://www.drugs.com/medical-answers/pregnant-first-time-sex-3573656/
3. Contraception Myths. Cleveland Clinic. Published 2018. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9137-contraception-myths
4. Langmaid S. Pull Out Method (Withdrawal). WebMD. Published June 21, 2016. https://www.webmd.com/sex/birth-control/pull-out-withdrawal
5. What is Ovulation? American Pregnancy Association. Published April 24, 2020. https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/infertility/understanding-ovulation/
6. World Health Organization: WHO. Emergency contraception. Who.int. Published February 2, 2018. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/emergency-contraception
7. CLELAND K, RAYMOND EG, WESTLEY E, TRUSSELL J. Emergency Contraception Review. Clinical Obstetrics and Gynecology. 2014;57(4):741-750. doi:https://doi.org/10.1097/grf.0000000000000056
8. Westley E, Glasier A. Emergency contraception: dispelling the myths and misperceptions. Bulletin of the World Health Organization. 2010;88(4):243-243. doi:https://doi.org/10.2471/blt.10.077446
9. Những ai hay lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cần cân nhắc khi biết những tác dụng phụ không mong muốn này – Chương trình mục tiêu quốc gia – Cổng thông tin Bộ Y tế. moh.gov.vn. Accessed August 16, 2023. https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/nhung-ai-hay-lam-dung-thuoc-tranh-thai-khan-cap-can-can-nhac-khi-biet-nhung-tac-dung-phu-khong-mong-muon-nay?inheritRedirect=false
10. Centers for Disease Control and Prevention. Contraception. Centers for Disease Control and prevention. Published 2019. https://www.cdc.gov/reproductivehealth/contraception/index.htm
11. Which birth control pills can help reduce acne? Nih.gov. Published September 26, 2019. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279209/
12. WebMD. Birth Control for Acne Treatment: Types, Benefits, Risks. WebMD. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/birth-control-for-acne-treatment#:~:text=Taking%20birth%20control%20pills%20that
13. Requena C, Llombart B. Anticonceptivos orales en dermatología. Actas Dermo-Sifiliográficas. 2020;111(5):351-356. doi:https://doi.org/10.1016/j.ad.2019.06.006
14. Shahnazi M, Farshbaf Khalili A, Ranjbar Kochaksaraei F, et al. A Comparison of Second and Third Generations Combined Oral Contraceptive Pills’ Effect on Mood. Iranian Red Crescent Medical Journal. 2014;16(8). doi:https://doi.org/10.5812/ircmj.13628
15. Golobof A, Kiley J. The Current Status of Oral Contraceptives: Progress and Recent Innovations. Seminars in Reproductive Medicine. 2016;34(03):145-151. doi:https://doi.org/10.1055/s-0036-1572546
16. Brynhildsen J. Combined hormonal contraceptives: prescribing patterns, compliance, and benefits versus risks. Therapeutic Advances in Drug Safety. 2014;5(5):201-213. doi:https://doi.org/10.1177/2042098614548857
17. Bachmann G. Drospirenone/ethinyl estradiol 3 mg/20 µg (24/4 day regimen): hormonal contraceptive choices – use of a fourth-generation progestin. Patient Preference and Adherence. Published online August 2009:259. doi:https://doi.org/10.2147/ppa.s3901
18. Williams NM, Randolph M, Rajabi-Estarabadi A, Keri J, Tosti A. Hormonal Contraceptives and Dermatology. American Journal of Clinical Dermatology. 2021;22(1):69-80. doi:https://doi.org/10.1007/s40257-020-00557-5
19. Hormonal Contraceptives and Acne: A Retrospective Analysis of 2147 Patients. JDDonline – Journal of Drugs in Dermatology. https://jddonline.com/articles/hormonal-contraceptives-and-acne-a-retrospective-analysis-of-2147-patients-S1545961616P0670X/
20. Podfigurna A, Meczekalski B, Petraglia F, Luisi S. Clinical, hormonal and metabolic parameters in women with PCOS with different combined oral contraceptives (containing chlormadinone acetate versus drospirenone). Journal of Endocrinological Investigation. 2019;43(4):483-492. doi:https://doi.org/10.1007/s40618-019-01133-3
21. Batukan C, Muderris II. Efficacy of a new oral contraceptive containing drospirenone and ethinyl estradiol in the long-term treatment of hirsutism. Fertility and Sterility. 2006;85(2):436-440. doi:https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2005.07.1311
22. Finan R, Annab AW, Abdalla S, et al. A drospirenone-containing oral contraceptive improved bleeding pattern and personal satisfaction in 914 women from Jordan, Lebanon and Syria. Health. 2013;05(07):39-44. doi:https://doi.org/10.4236/health.2013.57a4006
23. Momoeda M, Akiyama S, Tanaka K, Suzukamo Y. Quality of Life in Japanese Patients with Dysmenorrhea Treated with Ethinylestradiol 20 μg/Drospirenone 3 mg in a Real-World Setting: An Observational Study. International Journal of Women’s Health. 2020;12:327-338. doi:https://doi.org/10.2147/IJWH.S238460