Phương pháp tránh thai nào phù hợp dành cho gen Z?
- Ngày cập nhật: 29/08/2023
Mục lục
- Gen Z đã biết về quá trình thụ thai?
- Tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở các bạn trẻ
- Mang thai ngoài ý muốn tác động đến gen Z như thế nào?
- Các phương pháp tránh thai gen Z cần biết?
- Phương pháp nào phù hợp dành cho gen Z?
- Mụn là vấn đề khó ưa với gen Z
- Khó chịu trước mỗi kỳ kinh và đau bụng kinh ảnh hưởng nhiều đến bạn trẻ
- Viên uống tránh thai thế hệ 4 có thể mang lại cho bạn những gì?
- Quên uống 1 viên thuốc tránh thai nội tiết kết hợp thì làm sao?
- Quên uống 2- 7 viên thuốc tránh thai nội tiết kết hợp thì làm sao?
- Cần làm gì nếu quên uống hơn 7 viên thuốc tránh thai nội tiết kết hợp?
- Đôi nét về bao cao su
- Khi nào bao cao su kém hiệu quả?
Gen Z đã biết về quá trình thụ thai?
Sự thụ thai xảy ra khi giao tử của người nam giới (được gọi là tinh trùng) bơi vào âm đạo, xâm nhập vào tử cung, ống dẫn trứng và thụ tinh với giao tử của người nữ giới (được gọi là trứng hoặc noãn) ở 1/3 ngoài của ống dẫn trứng. Qúa trình xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi các bạn quan hệ tình dục mà không có biện pháp tránh thai hiệu quả bảo vệ.
Trứng đã thụ tinh (cũng được gọi hợp tử) di chuyển vào và làm tổ trong buồng tử cung và bắt đầu quá trình mang thai.
Tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở các bạn trẻ
Theo một nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện ở 36 quốc gia, cứ 3 phụ nữ thì có đến 2 người chưa sẵn sàng mang thai khi quan hệ tình dục, mà không sử dụng các biện pháp tránh thai. Điều này làm tăng tình trạng mang thai ngoài ý muốn, là thực trạng rất đáng lo ngại.
Mỗi năm, gần một nửa số trường hợp mang thai trên thế giới, tương đương 121 triệu ca, là mang thai ngoài ý muốn và dẫn đến 73 triệu ca phá thai mỗi năm (2015-2019).
Tại Việt Nam, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên ước tính lên đến 20% tổng tỷ lệ phá thai trong cả nước.
Mang thai ngoài ý muốn tác động đến gen Z như thế nào?
Sinh con ở tuổi vị thành niên liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân, thai chết lưu và tử vong sơ sinh. Trẻ sinh ra từ các mẹ ở tuổi vị thành niên có nhiều khả năng tử vong hơn trẻ sinh ra từ các mẹ ở độ tuổi 20.
Nguy cơ tử vong ở người mẹ cũng cao gấp đôi ở thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi so với những người sinh con trên 20 tuổi. Ở trẻ em gái dưới 15 tuổi nguy cơ này cao gấp 4 lần. Làm mẹ ở tuổi vị thành niên còn có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cao hơn gần ba lần.
Sinh con sớm tạo áp lực cho các bạn nữ phải chăm sóc con cái, gia đình trước khi các em đủ trưởng thành. Việc này làm hạn chế khả năng đưa ra lựa chọn và quyết định trong cuộc sống của các em.
Các phương pháp tránh thai gen Z cần biết?
Dưới đây là một số phương pháp tránh thai phổ biến có thể là sự lựa chọn cho các bạn gen Z:
- Viên uống tránh thai
- Tiêm thuốc tránh thai
- Miếng dán tránh thai
- Sử dụng bao cao su
- Chất diệt tinh trùng
- Đặt vòng tránh thai
- Que cấy tránh thai
- …
Phương pháp nào phù hợp dành cho gen Z?
Để chọn ra được phương pháp tránh thai nào phù hợp nhất, còn tùy thuộc vào mối quan tâm của các bạn là gì? Một số điều các bạn có thể quan tâm như:
- Mong muốn một phương pháp hiệu quả cao
- Mong muốn ít bị đau bụng kinh hơn?
- Mong muốn ít mụn hơn, cải thiện tình trạng mụn?
- Mong muốn ít gặp hội chứng tiền kinh nguyệt hơn (Các triệu chứng như đau đầu, đau bụng và những thay đổi về tâm trạng, cảm xúc,… xuất hiện trước ngày kinh nguyệt)?
- Mong muốn một phương pháp dễ ghi nhớ và sử dụng?
Mụn là vấn đề khó ưa với gen Z
Tới giai đoạn tuổi dậy thì, nội tiết tố androgen – một nội tiết tố sinh dục – sẽ gia tăng gây kích thích hoạt động của các tuyến bã nhờn trên da.
Điều này khiến da sản sinh quá mức bã nhờn, dầu thừa; lâu ngày dẫn tới tình trạng bít tắc lỗ chân lông cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
Khó chịu trước mỗi kỳ kinh và đau bụng kinh ảnh hưởng nhiều đến bạn trẻ
Đau bụng kinh là triệu chứng kinh nguyệt phổ biến, thường gặp nhất ở các bạn gen Z và phụ nữ trẻ tuổi. Triệu chứng xảy ra với 50% đến 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Đau bụng kinh là nguyên nhân thường gặp dẫn đến nghỉ học – nghỉ làm ngắn hạn, tác động tiêu cực đến các hoạt động xã hội, học tập – làm việc – giải trí và thể thao của nhiều bạn nữ.
Những khó chịu trước mỗi kỳ kinh cũng ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của các bạn trẻ, gây ra những căng thẳng về tâm lý, khó chịu, và giảm sự tự tin.
Viên uống tránh thai thế hệ 4 có thể mang lại cho bạn những gì?
Bên cạnh tác động tránh thai, viên uống tránh thai thế hệ thứ tư còn có 1 số đặc tính phù hợp với các vấn đề và mong muốn của các bạn trẻ như:
- Giảm tạo mụn và giảm tổn thương da do mụn
- Giảm khó chịu trước mỗi kỳ kinh nguyệt
- Giảm đau bụng kinh
- Không gây tăng cân hay rậm lông
Quên uống 1 viên thuốc tránh thai nội tiết kết hợp thì làm sao?
Nếu các bạn quên uống 1 viên thuốc có chứa hoạt chất hoặc bắt đầu vỉ mới muộn 1 ngày, tác động tránh thai vẫn còn. Các bạn nên:
- Uống 1 viên ngay khi nhớ ra (dù có thể uống 2 viên trong một ngày)
- Tiếp tục các viên còn lại trong vỉ như bình thường
Quên uống 2- 7 viên thuốc tránh thai nội tiết kết hợp thì làm sao?
Nếu quên uống từ 2 đến 7 viên thuốc có hoạt tính trong vỉ thuốc, các bạn cần uống 1 viên ngay khi nhớ ra và tiếp tục uống những viên thuốc còn lại trong vỉ như bình thường. Trong 7 ngày kế tiếp tránh quan hệ hoặc nếu có quan hệ thì sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác.
Ngoài ra cần lưu ý thêm:
Quên uống thuốc trong tuần đầu của vỉ thuốc có thể cần tránh thai khẩn cấp nếu quan hệ tình dục không an toàn. Các bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được tư vấn.
Quên uống thuốc trong tuần thứ 3 của vỉ thuốc, cần lưu ý khi uống đến viên thuốc hoạt tính cuối cùng, hãy bắt đầu uống vỉ mới luôn mà không nghỉ uống thuốc. Các bạn có thể không ra máu kinh như bình thường.
Cần làm gì nếu quên uống hơn 7 viên thuốc tránh thai nội tiết kết hợp?
Quên uống hơn 7 viên thuốc
Tác dụng của thuốc tránh thai sẽ không còn nếu các bạn quên uống 8 viên thuốc liên tục hoặc hơn. Nếu đã quan hệ tình dục không bảo vệ, các bạn có thể cần phải thử thai hoặc phải uống thuốc tránh thai khẩn cấp nếu còn trong thời gian thuốc có hiệu lực.
Trong trường hợp này cần liên hệ với bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn sớm
Băn khoăn nên làm gì tiếp theo?
Nếu không biết phải làm gì, các bạn có thể:
- Tiếp tục uống thuốc
- Sử dụng một phương pháp tránh thai khác, chẳng hạn như bao cao su
- Đi thăm khám, tư vấn sớm nhất có thể
Đôi nét về bao cao su
Một số ưu điểm của việc sử dụng bao cao su:
- Bao cu su giúp ngừa thai và giảm lây truyền các bệnh qua đường tình dục khi được sử dụng đúng
- Phần lớn không gây tác dụng phụ
Một số nhược điểm bao gồm:
- Sử dụng bao cao su có thể làm gián đoạn quan hệ tình dục, giảm cảm giác khi quan hệ ở cả nam lẫn nữ
- Hiệu quả thấp hơn viên uống tránh thai. Bao cao su có thể bị rách hoặc trượt nếu không được sử dụng đúng cách, đúng thời điểm.
- Một số người có thể bị dị ứng với cao su (latex), hoặc một số thành phần có trong bao cao su
Khi nào bao cao su kém hiệu quả?
Khi quan hệ tình dục, tinh trùng đôi khi có thể xâm nhập vào âm đạo dẫn đến mang thai dù đã sử dụng bao cao su. Điều này có thể xảy ra nếu:
- Dương vật chạm vào khu vực xung quanh âm đạo trước khi đeo bao cao su
- Bao cao su bị rách hoặc bung ra
- Bao cao su bị hư hỏng bởi móng tay hoặc đồ trang sức
- Sử dụng chất bôi trơn gốc dầu, chẳng hạn như kem dưỡng hoặc dầu bôi trơn có thể làm hỏng bao cao su latex hoặc polyisoprene
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm âm đạo do nấm candida (chẳng hạn như kem, thuốc đặt hoặc thuốc đạn) có thể khiến bao cao su bị hư
Xem thêm:
- Phương pháp tránh thai nào phù hợp cho các bạn trẻ?
- Các biện pháp tránh thai dành cho phụ nữ hiện đại
Tài liệu tham khảo:
1. NHS Choices. Can I get pregnant if I have sex without penetration? Published 2019. https://www.nhs.uk/common-health-questions/pregnancy/can-i-get-pregnant-if-i-have-sex-without-penetration/
2. UNFPA Viet Nam. Adolescent birth rate in Viet Nam. vietnam.unfpa. Accessed August 16, 2023. https://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/Advocacy%20brief_Adolescent%20Birth%20Rate_Eng_0.pdf
3. Có tới 53,6% các ca phá thai là mang thai ngoài ý muốn. dongnaicdc.vn. Accessed August 16, 2023. http://dongnaicdc.vn/co-toi-53-6-cac-ca-pha-thai-la-mang-thai-ngoai-y-muon
4. UNFPA Vietnam. Accessed August 16, 2023. https://vietnam.unfpa.org/vi/news/gan-mot-nua-so-truong-hop-mang-thai-la-ngoai-y-muon-mot-cuoc-khung-hoang-toan-cau-theo-bao
5. Mahavarkar SH, Madhu CK, Mule VD. A comparative study of teenage pregnancy. Journal of Obstetrics and Gynaecology. 2008;28(6):604-607. doi:https://doi.org/10.1080/01443610802281831
6. World Health Organization. Regional Office for the Western Pacific. Investing in Our Future : A Framework for Accelerating Action for the Sexual and Reproductive Health of Young People. WHO Regional Office for the Western Pacific; 2006. Accessed August 16, 2023. https://apps.who.int/iris/handle/10665/206944
7. NHS Choices. Which method of contraception suits me? – Your contraception guide. NHS. Published 2019. https://www.nhs.uk/conditions/contraception/which-method-suits-me/
8. Dysmenorrhea and Endometriosis in the Adolescent. Acog.org. Published 2018. https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2018/12/dysmenorrhea-and-endometriosis-in-the-adolescent
9. Banikarim C, Chacko MR, Kelder SH. Prevalence and Impact of Dysmenorrhea on Hispanic Female Adolescents. Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine. 2000;154(12):1226. doi:https://doi.org/10.1001/archpedi.154.12.1226
10. Handy AB, Greenfield SF, Yonkers KA, Payne LA. Psychiatric Symptoms Across the Menstrual Cycle in Adult Women: A Comprehensive Review. Harvard Review of Psychiatry. 2022;30(2):100-117. doi:https://doi.org/10.1097/hrp.0000000000000329
11. Which birth control pills can help reduce acne? Nih.gov. Published September 26, 2019. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279209/
12. Birth Control for Acne Treatment: Types, Benefits, Risks. WebMD. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/birth-control-for-acne-treatment
13. Requena C, Llombart B. Anticonceptivos orales en dermatología. Actas Dermo-Sifiliográficas. 2020;111(5):351-356. doi:https://doi.org/10.1016/j.ad.2019.06.006
14. Hormonal Contraceptives and Acne: A Retrospective Analysis of 2147 Patients. JDDonline – Journal of Drugs in Dermatology. https://jddonline.com/articles/hormonal-contraceptives-and-acne-a-retrospective-analysis-of-2147-patients-S1545961616P0670X/
15. Bachmann G. Drospirenone/ethinyl estradiol 3 mg/20 µg (24/4 day regimen): hormonal contraceptive choices – use of a fourth-generation progestin. Patient Preference and Adherence. Published online August 2009:259. doi:https://doi.org/10.2147/ppa.s3901
16. Podfigurna A, Meczekalski B, Petraglia F, Luisi S. Clinical, hormonal and metabolic parameters in women with PCOS with different combined oral contraceptives (containing chlormadinone acetate versus drospirenone). Journal of Endocrinological Investigation. 2019;43(4):483-492. doi:https://doi.org/10.1007/s40618-019-01133-3
17. Batukan C, Muderris II. Efficacy of a new oral contraceptive containing drospirenone and ethinyl estradiol in the long-term treatment of hirsutism. Fertility and Sterility. 2006;85(2):436-440. doi:https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2005.07.1311
18. Finan R, Annab AW, Abdalla S, et al. A drospirenone-containing oral contraceptive improved bleeding pattern and personal satisfaction in 914 women from Jordan, Lebanon and Syria. Health. 2013;05(07):39-44. doi:https://doi.org/10.4236/health.2013.57a4006
19. Momoeda M, Akiyama S, Tanaka K, Suzukamo Y. Quality of Life in Japanese Patients with Dysmenorrhea Treated with Ethinylestradiol 20 μg/Drospirenone 3 mg in a Real-World Setting: An Observational Study. International Journal of Women’s Health. 2020;12:327-338. doi:https://doi.org/10.2147/IJWH.S238460
20. What should I do if I miss a pill (combined pill)? nhs.uk. Published December 21, 2017. https://www.nhs.uk/conditions/contraception/miss-combined-pill/
21. Recommended Actions after Late or Missed Combined Oral Contraceptives.
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/unintendedpregnancy/pdf/248124_fig_2_3_4_final_tag508.pdf
22. NHS. Your contraception guide. NHS. Published 2019. https://www.nhs.uk/conditions/contraception/male-condoms/