MÃN KINH

a:care Việt Nam cung cấp thông tin về giai đoạn mãn kinh, bao gồm triệu chứng thường gặp, và các giải pháp hữu ích. Bài viết trên trang giúp người đọc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, và cách chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mãn kinh. Ngoài ra, trang còn hướng dẫn cách duy trì lối sống lành mạnh, cân bằng cảm xúc, mang lại những lợi ích thiết thực cho phụ nữ và gia đình khi trải qua giai đoạn quan trọng này.

Icon
triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu

Mục lục Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh là gì? Triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh có thể kéo dài bao lâu? Những triệu chứng cho thấy bạn đang bắt đầu vào thời kỳ tiền mãn kinh Làm gì để hạn chế các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh? Liệu…

Sức khỏe phụ nữ
phụ nữ vận động nghe nhạc

Mục lục Điều trị mãn kinh bằng phương pháp nào? Liệu pháp nội tiết mãn kinh (MHT) là gì? Có những loại liệu pháp nội tiết mãn kinh nào? Những trường hợp không thể dùng liệu pháp nội tiết mãn kinh Liệu pháp nội tiết mãn kinh có gây ung thư không? Mãn kinh là…

Sức khỏe phụ nữ

Những câu hỏi thường gặp

1. Mãn kinh là gì?


Mãn kinh là giai đoạn quá độ từ tuổi trung niên sang tuổi già.

Về mặt sinh lý, đó là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản. Đây là cả một quá trình biến đổi rất dài, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng nội tiết thay đổi, kinh nguyệt từ rối loạn đến ngừng hẳn, teo cơ quan sinh dục,…

Thường thì thời kỳ này bắt đầu từ tuổi 40, kéo dài vài năm trước kỳ kinh cuối tới 1-2 năm sau đó, trung bình khoảng 10-20 năm.

Nói cách khác, mãn kinh là sự chấm dứt vĩnh viễn kinh nguyệt do sự mất hoạt động của nang buồng trứng, ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 40-55 trở lên. Khi đó, có sự thiếu hụt trầm trọng nội tiết Estrogen trong cơ thể người phụ nữ.

2. Độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ tại Việt Nam là độ tuổi nào?

Trong khoảng 49-50 tuổi.

3. Thời kỳ mãn kinh gồm các giai đoạn nào?


Thời kỳ mãn kinh chia thành 2 giai đoạn là tiền mãn kinh và mãn kinh.

1. Tiền mãn kinh: Bắt đầu khá sớm trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của rối loạn quanh mãn kinh, thường diễn ra vào khoảng 40 tuổi và kết thúc bởi chu kỳ sinh lý cuối cùng.

2. Mãn kinh: Hiện tượng mãn kinh là tình trạng không có kinh ở người phụ nữ trong ít nhất 12 tháng. Thời kỳ mãn kinh là khoảng thời gian tính từ hiện tượng mãn kinh đến hết cuộc đời.

4. Dấu hiệu và triệu chứng để nhận diện thời kỳ chuyển tiếp sang mãn kinh?


• Teo âm đạo, giao hợp đau, giảm ham muốn tình dục
• Cơn nóng bừng mặt (bốc hỏa)
• Rối loạn giấc ngủ và đổ mồ hôi trộm ban đêm
• Thay đổi khí sắc: da khô, nhám, nhăn; tóc khô, dễ gãy và rụng
• Thay đổi tính khí: tăng nhạy cảm hoặc dễ bị mất cân bằng trước những biến cố cảm xúc
• Rối loạn kinh nguyệt
• Tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu gắt

5. Có phải ai cũng gặp phải những triệu chứng kể trên?

Không. Tỷ lệ phụ nữ gặp các triệu chứng mãn kinh là 25% ở khu vực đô thị, 10% ở khu vực nông thôn.

6. Nguyên nhân của mãn kinh là gì?

Do trong cơ thể người phụ nữ có sự suy giảm lượng nội tiết nữ là Estrogen dẫn đến tình trạng thiếu hụt nội tiết và gây ra các triệu chứng mãn kinh.

7. Yếu tố nguy cơ nào thúc đẩy thời kỳ mãn kinh?


Một số phẫu thuật hoặc thuốc có thể gây mãn kinh sớm hơn dự kiến. Gồm:

– Phẫu thuật cắt bỏ tử cung và hai buồng trứng: Trường hợp này không có thời kỳ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ chấm dứt ngay, bạn có thể bị các cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác sau phẫu thuật.

– Hoá trị và xạ trị: Các liệu pháp điều trị ung thư này có thể gây mãn kinh. Trường hợp này thường mãn kinh này xảy ra từ từ, với thời kỳ tiền mãn kinh trong vài tháng đến vài năm trước khi mãn kinh thực sự xảy ra.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác về lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt.

8. Phụ nữ sau mãn kinh cần lưu ý những nguy cơ nào ảnh hưởng đến sức khỏe?


• Bệnh tim mạch
• Loãng xương
• Bệnh Alzheimer
• Rối loạn tiết niệu – tình dục

9. Cần làm gì khi bị mãn kinh sớm?

Nếu nhận thấy mình đã bắt đầu có các triệu chứng mãn kinh sớm, bạn nên đi khám để được các bác sĩ xem xét và chẩn đoán chính xác.

10. Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng mãn kinh?


Thay đổi lối sống:

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh rượu bia và chất kích thích
– Luyện tập thể thao
– Giữ tinh thần lạc quan thoải mái Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Sử dụng liệu pháp nội tiết mãn kinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

VTM1331339 (v1.0)