Thách thức trong chẩn đoán và điều trị cúm ở người cao tuổi 

TTND.GS.TS.BS. Ngô Qúy Châu
Chuyên gia viết bài: TTND.GS.TS.BS. Ngô Quý Châu
Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam. Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
  • Ngày cập nhật: 30/04/2025

Qua kinh nghiệm khám bệnh, chúng tôi nhận thấy chẩn đoán cúm ở người cao tuổi thường khó khăn hơn so với người trẻ. Lý do là vì các triệu chứng ở người lớn tuổi thường không rõ ràng.

Thay vì sốt cao, hoặc ho – những dấu hiệu thường gặp ở người trẻ khi bị cúm – người cao tuổi lại có thể chỉ thấy mệt mỏi, chán ăn, lú lẫn, hoặc các bệnh nền trở nên nặng hơn. Những biểu hiện này rất dễ khiến người bệnh và cả bác sĩ bỏ sót hoặc nghĩ tới bệnh khác.

Ngoài ra, các xét nghiệm nhanh để phát hiện cúm – dù có độ chính xác cao – lại thường cho kết quả âm tính giả ở người cao tuổi. Có nghĩa là kết quả xét nghiệm có thể âm tính dù thực tế người bệnh đã nhiễm cúm, khiến việc điều trị bị trì hoãn.

GS.TS.BS. Ngô Qúy Châu
GS.TS.BS. Ngô Qúy Châu

Tôi từng gặp rất nhiều trường hợp người cao tuổi bị cúm nặng nhưng lại đến bệnh viện trễ, và vì thế việc dùng thuốc kháng virus cũng thường bị chậm trễ.

Để điều trị cúm thì thuốc kháng virus cần được dùng sớm – tốt nhất là trong vòng 48 giờ đầu từ khi có triệu chứng. Như vậy sẽ giúp giảm độ nặng của bệnh, giảm nguy cơ phải nằm viện lâu và giảm khả năng gặp các biến chứng nguy hiểm. 

Ngược lại, nếu để quá muộn, đặc biệt là khi người bệnh đã nhập viện với tình trạng viêm phổi do cúm, thì nguy cơ tử vong sẽ tăng lên rõ rệt.

3. Nguy cơ phản ứng phụ cao hơn khi dùng thuốc ở người cao tuổi

Một số loại thuốc kháng virus thường được dùng để điều trị cúm ở người lớn tuổi là oseltamivir, zanamivir, peramivir và baloxavir. Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc trị cúm, nhất là khi đang điều trị nhiều bệnh nền cùng lúc. Oseltamivir có thể gây buồn nôn, nôn và thậm chí rối loạn tâm thần. Peramivir có thể gây rối loạn gan, suy tim, sốc hoặc ngừng tim. Zanamivir thì cần thận trọng với người bị hen hoặc COPD vì dễ gây co thắt phế quản.

Nguy cơ phản ứng phụ cao hơn khi dùng thuốc ở người cao tuổi

4. Cẩn trọng với tương tác thuốc khi điều trị cúm ở người cao tuổi

Mỗi thuốc kháng virus đều có những điểm cần lưu ý riêng:

Oseltamivir: Nếu bác đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin, thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Với các bác bị suy thận, cần điều chỉnh liều oseltamivir để tránh thuốc tích tụ trong cơ thể, gây tác dụng phụ.

Zanamivir: cần thận trọng khi dùng cho những bác có bệnh đường hô hấp như hen suyễn hoặc COPD, vì thuốc có thể gây co thắt phế quản, làm khó thở hơn.

Baloxavir: có thể bị giảm tác dụng nếu dùng chung với thuốc kháng acid hoặc các sản phẩm bổ sung khoáng chất chứa nhôm, canxi, magiê… Vì vậy, chúng tôi thường dặn kỹ không uống cùng lúc những loại này. Baloxavir cần được uống ít nhất 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi uống các thuốc kháng acid.

Ngoài ra, các thuốc điều trị bệnh nền như thuốc hạ mỡ máu (statin), thuốc huyết áp, hay thuốc tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của cơ thể với virus cúm và thuốc điều trị cúm. Vậy nên khi điều trị cúm cho người lớn tuổi, chúng tôi luôn theo dõi sát, điều chỉnh liều lượng phù hợp giữa các loại thuốc đang dùng để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.

Chính vì những thách thức, khó khăn trong chẩn đoán và điều trị cúm ở người cao tuổi nên việc chủ động phòng ngừa là rất quan trọng. Tiêm phòng cúm hàng năm là biện pháp hiệu quả để bảo vệ người cao tuổi khỏi cúm. Vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, giữ vệ sinh cá nhân, duy trì lối sống lành mạnh, sử dụng khẩu trang, khám sức khỏe định kỳ cùng giúp giảm nguy cơ mắc cúm ở người cao tuổi.

Xem thêm:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. The Diagnosis of Viral Respiratory Disease in Older Adults. Talbot HK, Falsey AR. Clinical Infectious Diseases : An Official Publication of the Infectious Diseases Society of America. 2010;50(5):747-51. doi:10.1086/650486.

2. Influenza Surveillance Case Definitions Miss a Substantial Proportion of Older Adults Hospitalized With Laboratory-Confirmed Influenza: A Report From the Canadian Immunization Research Network (CIRN) Serious Outcomes Surveillance (SOS) Network. Andrew MK, McElhaney JE, McGeer AA, et al. Infection Control and Hospital Epidemiology. 2020;41(5):499-504. doi:10.1017/ice.2020.22.

3. Underdiagnosis of Influenza Virus Infection in Hospitalized Older Adults. Hartman L, Zhu Y, Edwards KM, Griffin MR, Talbot HK. Journal of the American Geriatrics Society. 2018;66(3):467-472. doi:10.1111/jgs.15298.

4. Impact of Prompt Influenza Antiviral Treatment on Extended Care Needs After Influenza Hospitalization Among Community-Dwelling Older Adults. Chaves SS, Pérez A, Miller L, et al. Clinical Infectious Diseases : An Official Publication of the Infectious Diseases Society of America. 2015;61(12):1807-14. doi:10.1093/cid/civ733.

5. Timing of Influenza Antiviral Therapy and Risk of Death in Adults Hospitalized With Influenza-Associated Pneumonia, Influenza Hospitalization Surveillance Network (FluSurv-NET), 2012-2019. Tenforde MW, Noah KP, O’Halloran AC, et al. Clinical Infectious Diseases : An Official Publication of the Infectious Diseases Society of America. 2025;80(2):461-468. doi:10.1093/cid/ciae427.

6. Influenza Vaccination and Antiviral Therapy: Is There a Role for Concurrent Administration in the Institutionalised Elderly?. Drinka PJ. Drugs & Aging. 2003;20(3):165-74. doi:10.2165/00002512-200320030-00001.

8. Influenza and Aging: Clinical Manifestations, Complications, and Treatment Approaches in Older Adults. Rosero CI, Gravenstein S, Saade EA. Drugs & Aging. 2025;42(1):39-55. doi:10.1007/s40266-024-01169-y.

9. Active Components of Commonly Prescribed Medicines Affect Influenza a Virus-Host Cell Interaction: A Pilot Study. Ianevski A, Yao R, Zusinaite E, et al. Viruses. 2021;13(8):1537. doi:10.3390/v13081537.

10. Assessment of Adverse Events Related to Anti-Influenza Neuraminidase Inhibitors Using the FDA Adverse Event Reporting System and Online Patient Reviews. Han N, Oh JM, Kim IW. Scientific Reports. 2020;10(1):3116. doi:10.1038/s41598-020-60068-5.

VTM1354270 (v1.0)