Các Phương Pháp Điều Trị Mãn Kinh Hiệu Quả

Mãn kinh là giai đoạn mà phụ nữ trải qua khi cơ thể bị giảm hormone nữ estrogen. Quá trình này có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Ở bài viết này, a:care Việt Nam sẽ giới thiệu các phương pháp điều trị mãn kinh hiệu quả có thể giúp giảm các triệu chứng này và mang lại sự thoải mái cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.

Điều trị mãn kinh bằng phương pháp nào?

Một trong những lý do chính gây ra các triệu chứng mãn kinh (như đổ mồ hôi ban đêm, bốc hỏa và lão hóa da) là do sự sụt giảm nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ.

Để cải thiện các triệu chứng này, bạn cần giúp cơ thể hoạt động bình thường bằng cách tăng nồng độ estrogen cho cơ thể. Có hai cách để thực hiện điều này:

1. Các phương pháp tự nhiên như: thay đổi chế độ ăn theo mục tiêu có chứa các thực phẩm đặc biệt, tích cực tập luyện thể dục thể thao

2. Sử dụng thuốc bổ sung estrogen như liệu pháp nội tiết mãn kinh (MHT)

điều trị mãn kinh
Điều trị mãn kinh giúp cuộc sống của phụ nữ mãn kinh thoải mái và tốt hơn

Liệu pháp nội tiết mãn kinh (MHT) là gì?

Liệu pháp nội tiết mãn kinh được sử dụng để bổ sung estrogen trong cơ thể trong thời kỳ mãn kinh và giúp kiểm soát các triệu chứng. Có nhiều loại thuốc dành cho liệu pháp nội tiết mãn kinh với liều lượng khác nhau.

Trước khi bắt đầu liệu pháp nội tiết mãn kinh, bạn cần trao đổi với bác sĩ.

Có nhiều lựa chọn trong liệu pháp nội tiết mãn kinh. Liệu pháp của bạn nên do chuyên gia y tế quyết định để phù hợp với nhu cầu cá nhân, tình trạng sức khỏe cũng như tỷ lệ lợi ích/nguy cơ.

LỢI ÍCH

  • Giảm các cơn bốc hỏa
  • Giảm đổ mồ hôi ban đêm
  • Ngăn ngừa loãng xương
  • Kiểm soát rối loạn tâm trạng
  • Điều trị khô âm đạo
  • Cải thiện đời sống tình dục

Có những loại liệu pháp nội tiết mãn kinh nào?

Liệu pháp nội tiết mãn kinh giúp bổ sung hai nội tiết tố nữ estrogen và progestogen mà cơ thể phụ nữ không thể sản xuất được nữa do mãn kinh.

Có ba loại liệu pháp nội tiết mãn kinh chính:

  • Liệu pháp bổ sung estrogen đơn thuần phù hợp cho những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung và buồng trứng.
  • Liệu pháp nội tiết mãn kinh kết hợp liên tục phù hợp với những phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp và vẫn còn tử cung. Liệu pháp này yêu cầu phải bổ sung cả nội tiết tố nữ estrogen và progestogen liên tục mỗi ngày.
  • Liệu pháp nội tiết mãn kinh theo chu kỳ, còn được gọi là liệu pháp nội tiết mãn kinh tuần tự, được đề xuất cho những phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh nhưng vẫn có kinh nguyệt. Với liệu pháp nội tiết mãn kinh theo chu kỳ, phụ nữ vẫn có kinh nguyệt mỗi tháng.
liệu pháp nội tiết mãn kinh
Liệu pháp nội tiết mãn kinh giúp bổ sung hormone nữ estrogen và progestogen

Những trường hợp không thể dùng liệu pháp nội tiết mãn kinh

Liệu pháp nội tiết mãn kinh có thể không phù hợp với những phụ nữ có những tình trạng sau:

  • Tiền sử ung thư vú, buồng trứng hoặc tử cung
  • Tiền sử huyết khối (cục máu đông)
  • Huyết áp chưa được điều trị (cần kiểm soát huyết áp trước khi bắt đầu MHT)
  • Bệnh gan
  • Mang thai*

Trong những trường hợp đó, phụ nữ có thể trực tiếp điều trị các triệu chứng:

  • Hạn chế các cơn bốc hỏa bằng cách áp dụng các phương pháp điều chỉnh lối sống sức khỏe.
  • Sử dụng chất làm ẩm âm đạo hoặc chất bôi trơn để giảm tình trạng khô âm đạo hoặc đau rát khi quan hệ.

Hãy trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn này.

Liệu pháp nội tiết mãn kinh có gây ung thư không?

Các nghiên cứu khoa học cho thấy liệu pháp nội tiết mãn kinh có khả năng tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng nguy cơ này phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian sử dụng liệu pháp và chế độ liệu pháp này. Các thể hóa liệu pháp nội tiết mãn kinh để giảm thiểu nguy cơ ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguy cơ.

Ung thư vú

Đối với phụ nữ ở độ tuổi 40 và 50 đã dùng liệu pháp nội tiết mãn kinh trong 5 năm, nguy cơ được tính như sau:

  • Cứ 200 phụ nữ dùng liệu pháp nội tiết mãn kinh chỉ bổ sung estrogen thì có thêm một trường hợp
  • Cứ 70 phụ nữ dùng liệu pháp nội tiết mãn kinh theo chu kỳ thì có thêm một trường hợp
  • Cứ 50 phụ nữ dùng liệu pháp nội tiết mãn kinh liên tục thì có thêm một trường hợp

Có thể thấy, liệu pháp này có nguy cơ gây ung thư vú nhưng tỷ lệ tương đối thấp. Bên cạnh đó, nguy cơ ung thư vú còn phụ thuộc vào từng loại nội tiết mãn kinh. Hãy trao đổi với bác sĩ để xây dựng phương pháp phù hợp cho bạn.

Ung thư buồng trứng

Liệu pháp nội tiết mãn kinh ít có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 1.000 phụ nữ sử dụng liệu pháp nội tiết mãn kinh trong 5 năm sẽ chỉ có một trường hợp mắc ung thư buồng trứng.

Huyết khối (Cục máu đông)

Nguy cơ hình thành cục máu đông ở phụ nữ mãn kinh thường thấp và nguy cơ tổng thể khi dùng liệu pháp nội tiết mãn kinh là rất nhỏ. Đối với phụ nữ dùng liệu pháp nội tiết mãn kinh trong 7,5 năm; ước tính 99,9% sẽ KHÔNG hình thành cục máu đông.

*Có thể mang thai khi dùng liệu pháp nội tiết mãn kinh, vì vậy bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai trong vòng hai năm kể từ kỳ kinh cuối cùng nếu bạn dưới 50 tuổi hoặc trong vòng một năm nếu bạn trên 50 tuổi.

Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị mãn kinh khác nhau và những khó khăn mà bạn có thể phải đối mặt.

Qua bài viết trên, có thể thấy không có một phương pháp điều trị mãn kinh phù hợp cho tất cả phụ nữ, mà nó cần phải được cá nhân hóa dựa trên tình trạng sức khỏe và yếu tố riêng của từng người. Việc thảo luận chi tiết với bác sĩ là quan trọng để xác định phương pháp tốt nhất và đáng tin cậy nhất cho từng trường hợp cụ thể. Mặc dù nguy cơ về sức khỏe cần được xem xét, nhưng việc kiểm soát triệu chứng mãn kinh và cải thiện chất lượng cuộc sống vẫn là mục tiêu quan trọng. a:care Việt Nam hi vọng bạn hãy luôn chú trọng đến sức khỏe và tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ để có một cuộc sống mãn kinh khỏe mạnh và thoải mái.

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

1. NHS. Menopause – Treatment. https://www.nhs.uk/conditions/menopause/treatment/ Published 2020. Accessed October 23, 2020.
2. NHS. Hormone replacement therapy (HRT) – Risks. https://www.nhs.uk/conditions/hormone-replacement-therapy-hrt/risks/ Published 2020. Accessed October 23, 2020.
3. Twistwest. Types of HRT. https://twistwest.org/health-categories/types-hrt Published 2020. Accessed October 23, 2020.
4. Mayo Clinic. Hormone therapy: Is it right for you? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menopause/in-depth/hormone-therapy/art-20046372 Published 2020. Accessed October 23, 2020.
5. NHS. Hormone replacement therapy (HRT) – Overview. https://www.nhs.uk/conditions/hormone-replacement-therapy-hrt/#:~:text=The%20main%20benefit%20of%20HRT,mood%20swings Published 2020. Accessed October 23, 2020.
6. Brusselaers N, Tamimi RM, Konings P, Rosner B, Adami HO, Lagergren J. Different menopausal hormone regimens and risk of breast cancer. Ann Oncol, 2018 Aug 1; 29(8):1771–1776.

VTM1295665