TIÊU CHẢY
Các vấn đề liên quan đến tiêu chảy

thumbnail kiểm soát tiêu chảy nhanh

Mục lục Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì? Hậu quả của tiêu chảy cấp ở trẻ em Cách kiểm soát tiêu chảy nhanh chóng tại nhà Những triệu chứng nguy hiểm cần đưa bé nhập viện Tránh bệnh lây lan như thế nào? Trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn gì và không…

Tiêu hóa

Như thế nào là tiêu chảy?

Tiêu chảy là khi tiêu phân lỏng, phân nhiều nước ≥ 3 lần trong 24 giờ (phân lỏng là phân không thành khuôn và có hình của vật chứa), trẻ nhỏ bú mẹ hoàn toàn có thể tiêu phân lợn cợn, phân tước 5-7 lần/ ngày là bình thường.

Cần phải làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Bước 1: Uống bù nước

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: nước chín, nước trái cây, nước dừa, nước cháo pha ít muối hoặc dung dịch Oresol giảm áp lực thẩm thấu (ORS245).

Liều lượng uống (ORS245)

TuổiLượng ORS uống/sau mỗi lần tiêu chảyLượng ORS tối đa/ngày
 <2 tuổi50 – 100ml500ml
2 – 10 tuổi100 – 200ml1000ml
>10 tuổiTheo yêu cầu2000ml

Bước 2: Nhận biết những dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay

1. Dấu hiệu mất nước

  • Trẻ có dấu hiệu khát: đòi uống nước, muốn uống nhiều hoặc không uống được, uống kém (nguy cơ mất nước càng cao khi trẻ không uống được)
  • Môi khô, lưỡi khô, mắt trũng, thóp trũng
  • Rối loạn tri giác: li bì, đừ, khó đánh thức hoặc kích thích, vật vã
  • Dấu véo da mất chậm <2 giây hoặc rất chậm >2 giây (dùng hai ngón tay cái và trỏ véo một ít da vùng bụng lên rồi buông tay ra, đánh giá tốc độ trở về bình thường của da: da về bình thường ngay là không mất nước, nếu càng chậm trở về bình thường là mất nước càng nặng). Chú ý: ở trẻ bụ bẫm, dấu véo da có thể bình thường mặc dù trẻ có mất nước.
  • Tiểu ít
  • Khóc không có nước mắt

2. Dấu hiệu biến chứng hoặc bệnh kèm theo (sẽ làm bệnh nặng hơn)

  • Sốt (có thể do kèm nhiễm trùng hoặc khi mất nước vừa, nặng)
  • Ói (thường đi kèm tiêu chảy và dễ gây mất nước vì trẻ không uống được)
  • Bụng chướng, sình căng (do kèm liệt ruột, giảm trương lực cơ)
  • Thở nhanh, sâu (do kèm rối loạn kiềm toan)
  • Vã mồ hôi, tim nhanh, rung giật chi, rối loạn tri giác, co giật, hôn mê (do hạ đường huyết hoặc tình trạng sốc giảm thể tích, sốc nhiễm trùng)
  • Phân có máu (thường kèm nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc lồng ruột)
  • Phân như nước vo gạo và số lượng rất nhiều (gặp trong dịch tả)

“Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay khi có một trong các dấu hiệu kể trên.”

Tóm tắt

Tiêu chảy là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nặng như tử vong (do mất nước, sốc nhiễm trùng) hoặc làm giảm khả năng hấp thu của trẻ dễ gây suy dinh dưỡng và chậm tăng cân khi tiêu chảy kéo dài.

VNHID190704

Tài liệu tham khảo: Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 – Bệnh viện Nhi Đồng I

VTM2307360 (v1.0)