Tại sao cần tuân thủ điều trị khi bị chóng mặt?

Khi bạn bị chóng mặt, đó có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm rối loạn tiền đình,tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần và nhiều vấn đề khác. Việc tuân thủ điều trị khi bị chóng mặt là vô cùng quan trọng và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Bài viết này, a:care Việt Nam sẽ giải thích cho câu hỏi tại sao cần cần tuân thủ điều trị khi bị chóng mặt?

Tuân thủ là gì? Tại sao cần tuân thủ điều trị khi bị chóng mặt?

Thuốc sẽ không có tác dụng trừ khi được uống. Hiển nhiên là vậy, nhưng không phải ai cũng tuân thủ dùng thuốc đúng cách. Vậy tuân thủ là gì?

Người bệnh bị chóng mặt
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Tuân thủ là việc người bệnh thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đối với người bệnh bị chóng mặt, việc tuân thủ giúp kiểm soát tốt hơn và/hoặc giảm bớt các cơn chóng mặt. Các bước để cải thiện cơn chóng mặt hiệu quả:

  • Cùng bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây chóng mặt. Bạn cần hiểu được đâu lànguyên nhân gây chóng mặtbởi chóng mặt có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng và bệnh lý. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn, đưa ra chẩn đoán chính xác và kê đơn điều trị.
  • Bắt đầu điều trị. Khi bắt đầu điều trị, bạn sẽ tiến hành điều trị y tế và áp dụng các bài tập khuyến nghị sau đây. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để bác sĩ có thể tìm ra hướng điều trị tốt nhất dành cho bạn. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về:
    • Những lợi ích/rủi ro của giải pháp mà bác sĩ đề xuất
    • Những điều khiến bạn lo lắng
    • Những khó khăn lường trước và những giải pháp khả thi

Sau khi đồng ý một phương pháp điều trị, bạn hãy bắt đầu thực hiện theo phương pháp đó. Đây là bước đầu tiên để kiểm soát bệnh lý của bạn.

Khi bị chóng mặt phải tuân thủ điều trị như thế nào?

Khi bị chóng mặt bạn phải tuân thủ điều trị

Có đến 69 ngày công bị thất thoát mỗi năm do chứng chóng mặt. Không chỉ vậy, 18% bệnh nhân ngại ra khỏi nhà do mắc chứng chóng mặt. Đừng thờ ơ; hãy làm chủ sức khỏe của bạn. Khi bị chóng mặt bạn phải tuân thủ điều trị theo một số điều dưới đây:

  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, tần suất dùng thuốc và tập luyện: dùng thuốc với liều lượng thấp hơn có thể không hiệu quả, còn liều lượng cao hơn có thể gây hại. 
  • Thêm một điều quan trọng là bạn phải uống thuốc trong khoảng thời gian chỉ định: nếu được kê đơn bảy viên một tuần, mỗi ngày uống một viên thì việc bạn uống bảy viên trong một ngày không có nghĩa là bạn tuân thủ đúng cách điều trị. Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc hoặc cho rằng mình khó mà có thể tuân thủ điều trị thì luôn có cách khác. Đừng ngại trao đổi với bác sĩ về vấn đề này. 
  • Đối với việc luyện tập cũng vậy, nếu bạn được chỉ định luyện tập hàng ngày thì lý do là vì luyện tập đều đặn và thường xuyên sẽ có hiệu quả trong trường hợp bạn mắc chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.
  • Hãy tuân thủ điều trị theo chỉ định dành cho bạn. Nếu bác sĩ kê đơn điều trị cho bạn trong một thời gian cụ thể thì điều đó có nghĩa là thuốc sẽ chỉ có hiệu quả nếu sử dụng trong khoảng thời gian đó. Nếu không, thuốc có thể không hiệu quả, gây hại hoặc cả hai.  
  • Ngoài ra, việc ngừng điều trị có thể làm “tiêu tan” mọi tiến triển bạn đã đạt được trong khoảng thời gian điều trị trước đó. Tức là toàn bộ nỗ lực của bạn sẽ trở thành công cốc.

Không được tự dùng thuốc. Thuốc dùng đúng cách có thể rất hữu ích; Thuốc dùng sai cách có thể gây hại cho bạn, bởi việc đó có thể dẫn đến: Tác dụng phụ mạnh; Tiến triển các bệnh mới.

Hãy nhớ rằng, bạn không chỉ cần tuân thủ cách dùng thuốc, mà còn phải áp dụng một lối sống lành mạnh và cách ăn uống lành mạnh để kiểm soát chóng mặt. Khi bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn kèm theo lời khuyên về cách sinh hoạt để ngăn ngừa chứng chóng mặt, thì nghĩa là hiệu quả chỉ có được khi bạn kết hợp cả hai. Ví dụ: khi mắc chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, việc tuân thủ các bài tập giảm chóng mặt được chỉ định cũng quan trọng không kém việc điều trị bằng thuốc.

Nếu thấy khó có thể tuân thủ phương pháp điều trị, hãy trao đổi lại với bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ về các hoạt động bạn có thể thực hiện để tuân thủ phương pháp điều trị tốt hơn. Không được tiến hành, ngừng hoặc thay đổi phương pháp điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo:

  1. Lindenfeld J., Jessup M. Drugs don’t work in patients who don’t take them’ (C. Everett Koop, MD, US Surgeon, General, 1985). Eur J Heart Fail, 2017; 19:1412–1413.
  2. Jimmy B., Jimmy J. Patient medication adherence: Measures in daily practice. Oman Med J 2011; 26(3): 155–159.
  3. Kovacs E., Wang X., Grill E. Economic burden of vertigo: a systematic review. Health Econ Rev 2019; 9(1): 37.
  4. Cetin Y., Ozmen O., Demir U., Kasapoglu F., Basut O., Coskun H. Comparison of the effectiveness of Brandt-Daroff Vestibular training and Epley Canalith repositioning maneuver in benign Paroxysmal positional vertigo long term result: A randomized prospective clinical trial. Pak J Med Sci 2018; 34(3): 558-563.
  5. Bazoni J., Mendes W., Meneses-Barriviera C., et al. Physical activity in the prevention of benign paroxysmal positional vertigo: probable association. Int Arch Otorhinolaryngol 2014;18(4):387-390.
VTM1297732