Tại sao phải tuân thủ điều trị rối loạn mỡ máu?

Thuốc sẽ không phát huy tác dụng nếu bạn không uống1. Hiển nhiên là vậy, nhưng không phải ai cũng biết dùng thuốc đúng cách. Vậy tuân thủ nghĩa là sao? 

Tuân thủ nghĩa là người bệnh thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ2. Đối với người mắc bệnh rối loạn mỡ máu, tuân thủ đồng nghĩa với việc kiểm soát nồng độ mỡ trong máu. Dưới đây là những gì bạn nên làm để kiểm soát tốt căn bệnh này:

Bắt đầu điều trị: Nếu các xét nghiệm mỡ máu của bạn cho ra kết quả đáng lo ngại, có thể bạn sẽ phải bắt đầu điều trị (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ). Bạn cần trao đổi với bác sĩ để bác sĩ hỗ trợ tìm ra hướng điều trị tốt nhất dành cho bạn. Bạn có thể cùng bác sĩ thảo luận về:

  • Những lợi ích/rủi ro của giải pháp mà bác sĩ đề xuất 
  • Những điều khiến bạn lo lắng 
  • Những khó khăn lường trước và những giải pháp khả thi 

Sau khi đồng ý một phương pháp điều trị, bạn hãy bắt đầu thực hiện theo phương pháp đó. Đây là bước đầu tiên để quản lý hiệu quả bệnh tình của bạn. 

Bạn có biết? Khoảng 50% bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch không điều trị theo chỉ định của bác sĩ3. Không tuân thủ chỉ định của bác sĩ có thể sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng: nếu không được điều trị, rối loạn mỡ máu có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực như nhồi máu cơ tim và suy tim3

Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và tần suất dùng thuốc: dùng thuốc với liều lượng thấp hơn có thể không hiệu quả, còn liều lượng cao hơn có thể gây hại. Thêm một điều quan trọng là bạn phải dùng thuốc trong khoảng thời gian chỉ định: nếu được kê đơn 7 viên/tuần, 1 viên/ngày thì việc bạn uống 7 viên trong 1 ngày không có nghĩa là bạn tuân thủ đúng cách điều trị.  

Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc hoặc cho rằng mình khó có thể tuân thủ điều trị, bạn có thể lựa chọn một phương án khác. Đừng ngại trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.

Hãy tuân thủ phương pháp điều trị được chỉ định dành cho bạn. Nếu bác sĩ kê đơn điều trị cho bạn trong một khoảng thời gian cụ thể thì điều đó có nghĩa là thuốc sẽ chỉ có hiệu quả nếu được dùng trong khoảng thời gian đó. Nếu không, thuốc có thể không phát huy tác dụng hoặc gây hại hoặc cả hai.  

Một số người mắc bệnh rối loạn mỡ máu cảm thấy phương pháp điều trị không phù hợp với mình, trên thực tế, điều này có thể xảy ra. Bạn không được tự ý ngừng điều trị nếu gặp phải tình huống này. Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bạn. Luôn có phương án khác thay thế, bạn chỉ cần tìm ra phương án phù hợp với mình. Vì rối loạn mỡ máu thường không có triệu chứng nên có thể người bệnh sẽ quyết định ngừng điều trị bởi cho rằng vấn đề về cholesterol đã chấm dứt, trong khi thật sự là chưa. Cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ về kết quả xét nghiệm để theo dõi nồng độ cholesterol và cùng bác sĩ đưa ra quyết định điều trị. 

Ngoài ra, việc ngừng điều trị có thể làm “tiêu tan” mọi tiến triển bạn đã đạt được trong khoảng thời gian điều trị trước đó. Tức là toàn bộ nỗ lực của bạn sẽ trở thành công cốc. 

Không tuân thủ chỉ định của bác sĩ có thể sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng 

Không được tự dùng thuốc. Thuốc dùng đúng cách sẽ rất hữu ích; Thuốc dùng sai cách có thể gây hại cho bạn, bởi việc đó có thể dẫn đến: tác dụng phụ; tiến triển của các bệnh mới

Hãy nhớ rằng, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc đúng cách, bạn còn phải xây dựng một lối sống lành mạnh. Khi bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn kèm theo lời khuyên về cách sinh hoạt, thì nghĩa là hiệu quả điều trị cholesterol chỉ có được khi bạn kết hợp cả hai. Ví dụ, hãy nhớ tiêu thụ ở mức vừa phải chất béo xấu, cồn hoặc đường khi nồng độ cholesterol của bạn ở mức cao5,6

Việc tuân thủ có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí điều trị rối loạn mỡ máu. 

Tuân thủ điều trị vàkiểm soát rối loạn mỡ máu chính là khoản đầu tư đáng giá nhất của bạn (như mọi khoản đầu tư khác dành cho sức khỏe). Nhờ đó, bạn có thể tránh được một số vấn đề bất lợi cho sức khỏe của mình, như suy tim hoặc nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã tính toán rằng việc chi 1 USD để mua thuốc và uống thuốc có thể giúp bạn tiết kiệm 4 USD để đối phó với những hậu quả có thể tránh được từ tình trạng tăng mỡ máu (mức cholesterol và triglycerid cao trong máu)4

Tuân thủ điều trị là một việc rất quan trọng. Hãy trao đổi cùng bác sĩ mỗi khi bạn cảm thấy khó có thể tuân thủ. Với sự đồng hành của bác sĩ, bạn sẽ luôn tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề. Bạn không được tự ý đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc điều trị, bởi làm vậy có thể khiến mọi tiến triển trong quá trình điều trị trước đó “tiêu tan”, cũng như có thể gây hại cho chính bạn. 

Tuân thủ giúp tiết kiệm chi phí điều trị 

Hãy kiểm soát cholesterol, đừng để cholesterol kiểm soát bạn.     

Nếu thấy khó có thể tuân thủ điều trị, hãy trao đổi lại với bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ về các hoạt động bạn có thể thực hiện để tuân thủ điều trị tốt hơn. Không được bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi phương pháp điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ. 

Tài liệu tham khảo: 

  1. Lindenfeld J, Jessup M. ‘Drugs don’t work in patients who don’t take them’. Eur J Heart Fail 2017;19(11):1412-1413 
  1. Jimmy B, Jimmy J. Patient medication adherence: Measures in daily practice. Oman Med J 2011; 26(3): 155–9. 
  1. Kronish I, Ye S. Adherence to Cardiovascular Medications: Lessons Learned and Future Directions. Prog Cardiovasc Dis 2013; 55(6):590-600. 
  1. OECD. Investing in medication adherence improves health outcomes and health system efficiency. https://www.oecd-ilibrary.org/social-issues-migration-health/investing-in-medication-adherence-improves-health-outcomes-and-health-system-efficiency_8178962c-en . Published 2020. Accessed October 30, 2020. 
  1. DiNicolantonio J, Lucan S, O’Keefe J. The Evidence for Saturated Fat and for Sugar Related to Coronary Heart Disease. Prog Cardiovasc Dis 2016;58(5):464-472. 
  1. American Addiction Centers, Alcoholism and Health Issues: Cholesterol, Triglycerides, the Liver, and More, https://americanaddictioncenters.org/alcoholism-treatment/health-issues  Published June 2020, Accessed October 30, 2020. 
VTM2252600