Vaccine cúm bảo vệ mẹ bầu, thai nhi khỏi biến chứng do cúm (Phần 2)

- Ngày cập nhật: 29/04/2025
Mục lục
Vaccine cúm đã được chứng minh hiệu quả trong việc bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu vẫn còn băn khoăn lo lắng trước khi quyết định tiêm phòng. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu và giải đáp những trăn trở thường gặp trong phần 2 dưới đây.
3. Những điều mẹ trăn trở trước khi tiêm phòng cúm
- Lo lắng cho em bé trong bụng:
Nhiều mẹ bầu thường băn khoăn: “Tiêm vaccine cúm có ảnh hưởng gì đến con không?” Một khảo sát cho thấy, có đến 59% mẹ bầu từ chối tiêm vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng vaccine cúm bất hoạt không làm tăng nguy cơ bất lợi cho thai nhi hay cho trẻ sơ sinh, càng không liên quan đến nguy cơ dị tật bẩm sinh. Đây là loại vaccine có độ an toàn cao, đã được kiểm chứng trên hàng triệu phụ nữ mang thai khắp thế giới.

- Không biết có ảnh hưởng gì đến thai kỳ không?
Cũng có mẹ bầu lo lắng không biết tiêm vaccine cúm có gây ra chuyện gì bất ngờ không, như ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hoặc bé. Thực tế thì tiêm phòng cúm khi mang thai không làm tăng nguy cơ các biến cố trong thai kỳ như sảy thai, tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, mà còn là cách giúp mẹ giảm nguy cơ gặp biến chứng nặng nếu chẳng may mắc cúm, như viêm phổi, phải nhập viện, hoặc sinh non.
Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, CDC Hoa Kỳ, và WHO dựa trên các bằng chứng lâm sàng hiện có đều kết luận rằng phụ nữ mang thai có thể tiêm phòng cúm với độ an toàn cao, trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
4. “Chờ sau sinh rồi tiêm?” – Quyết định này có thực sự đúng đắn
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng không thể tiêm vaccine cúm
Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể tiêm vaccine cúm do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ để tạo đáp ứng miễn dịch hiệu quả. So với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu, khiến các bé dễ bị nhiễm trùng hơn và khó hình thành miễn dịch bền vững sau tiêm.
Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có đủ dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của vaccine cúm ở nhóm tuổi này, do đó các nhà khoa học chưa khuyến cáo tiêm vắc-xin cúm cho trẻ dưới 6 tháng.
- Chờ sau sinh mới tiêm: Mẹ có thể bỏ lỡ “thời điểm vàng” để bảo vệ con
Các nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ tiêm vaccine cúm ít nhất 2 tuần trước sinh sẽ giúp tăng cường mức độ kháng thể bảo vệ trong máu dây rốn của trẻ sơ sinh, với tỷ lệ bảo vệ lên đến 84-86% tùy theo chủng virus cúm. Nếu chờ đến sau sinh mới tiêm vaccine, mẹ có thể bỏ lỡ thời điểm vàng để truyền kháng thể bảo vệ cho bé.

- Lời khuyên về thời điểm tiêm phòng cúm cho mẹ bầu
Theo khuyến cáo của Hội đồng Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP) và Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Bộ Y tế Việt Nam, phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine cúm bất hoạt vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tiêm phòng trong thai kỳ không chỉ bảo vệ mẹ khỏi cúm mà còn giúp truyền kháng thể qua nhau thai, tạo “lá chắn miễn dịch” cho bé trong những tháng đầu đời.
Xem thêm:
- Tiêm phòng cúm cho mẹ bầu: Lời khuyên từ chuyên gia (Phần 1)
- Tiêm phòng cúm cho mẹ bầu: Lời khuyên từ chuyên gia (Phần 2)
- Sớm tiêm phòng cúm – Mẹ bầu khỏe, thai kỳ an tâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Does the Availability of Influenza Vaccine at Prenatal Care Visits and of Immediate Vaccination Improve Vaccination Coverage of Pregnant Women?. Alessandrini V, Anselem O, Girault A, et al. PloS One. 2019;14(8):e0220705. doi:10.1371/journal.pone.0220705.
2. Influenza Vaccination Hesitancy and Related Factors Among Pregnant and Breastfeeding Women: A Cross-Sectional Study. Comparcini D, Cicolini G, Totaro M, et al. Human Vaccines & Immunotherapeutics. 2025;21(1):2450858. doi:10.1080/21645515.2025.2450858.
3. Perceptions of Hong Kong Chinese Women Toward Influenza Vaccination During Pregnancy. Yuen CY, Dodgson JE, Tarrant M. Vaccine. 2016;34(1):33-40. doi:10.1016/j.vaccine.2015.11.032.
4. Understanding Antibody Responses in Early Life: Baby Steps Towards Developing an Effective Influenza Vaccine. Clemens EA, Alexander-Miller MA. Viruses. 2021;13(7):1392. doi:10.3390/v13071392.
5. Age Inappropriate Influenza Vaccination in Infants Less Than 6 months Old, 2010-2018. Suragh TA, Hibbs B, Marquez P, McNeil MM. Vaccine. 2020;38(21):3747-3751. doi:10.1016/j.vaccine.2020.03.039.
6. Vaccination Guidelines for Female Infertility Patients: A Committee Opinion. Fertility and Sterility. 2013;99(2):337-9. doi:10.1016/j.fertnstert.2012.08.027.
7. Recommendations for Prevention and Control of Influenza in Children, 2024-2025: Policy Statement. Pediatrics. 2024;154(4):e2024068507. doi:10.1542/peds.2024-068507.
8. Prevention and Control of Seasonal Influenza With Vaccines: Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices – United States, 2022-23 Influenza Season. Grohskopf LA, Blanton LH, Ferdinands JM, et al. MMWR. Recommendations and Reports : Morbidity and Mortality Weekly Report. Recommendations and Reports. 2022;71(1):1-28. doi:10.15585/mmwr.rr7101a1. Copyright License: CC0
9. Vaccination Guidelines for Female Infertility Patients: A Committee Opinion. Fertility and Sterility. 2013;99(2):337-9. doi:10.1016/j.fertnstert.2012.08.027.
10. Rural-Urban Differences in Preferences for Influenza Vaccination Among Women of Childbearing Age: Implications for Local Vaccination Service Implementation in Vietnam. Le XTT, Nguyen HT, Le HT, et al. Tropical Medicine & International Health : TM & IH. 2021;26(2):228-236. doi:10.1111/tmi.13515.
11. One “Misunderstood” Health Issue: Demonstrating and Communicating the Safety of Influenza a Vaccination in Pregnancy: A Systematic Review and Meta-Analysis. Lu QC, Zhang TY, Bundhun PK, Chen C. BMC Public Health. 2021;21(1):703. doi:10.1186/s12889-021-10740-w.
12. Seasonal Influenza Vaccination During Pregnancy and the Risk of Major Congenital Malformations in Live-Born Infants: A 2010-2016 Historical Cohort Study. Peppa M, Thomas SL, Minassian C, et al. Clinical Infectious Diseases : An Official Publication of the Infectious Diseases Society of America. 2021;73(11):e4296-e4304. doi:10.1093/cid/ciaa845.
14. https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/hcp-toolkit/flu-vaccine-pregnancy.html
15. Quyết định số 1950/QĐ-BYT ngày 06/06/2013
16. WHO Weekly epidemiological record, No. 47, 23 November 2012
17. Influenza Vaccination Given at Least 2 Weeks Before Delivery to Pregnant Women Facilitates Transmission of Seroprotective Influenza-Specific Antibodies to the Newborn. Blanchard-Rohner G, Meier S, Bel M, et al. The Pediatric Infectious Disease Journal. 2013;32(12):1374-80. doi:10.1097/01.inf.0000437066.40840.c4.