Việc tiêm ngừa cúm trong giai đoạn hiện tại là rất quan trọng
Mục lục
Cúm là một bệnh lây truyền phổ biến và có tác động tới nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Tiêm chủng phòng cúm đã được chứng minh là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Hãy cùng khám phá chi tiết hơn về tầm quan trọng của việc tiêm chủng phòng cúm cùng với a:care Việt Nam trong bài viết dưới đây!
Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa cúm ở hiện tại
Bệnh cúm ở người có bệnh mãn tính
Cúm có thể làm cho các bệnh mãn tính trở nên mất ổn đinh và trầm trọng hơn. Người mắc bệnh hen suyễn có thể trải qua các cơn hen cấp sau khi nhiễm cúm. Những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường phải đối mặt với các biến chứng nặng của bệnh cúm khi bị nhiễm.
Tiêm chủng vắc-xin cúm giúp giảm 78% tỷ lệ cơn hen cấp phải cấp cứu hoặc nhập viện. Giảm 41% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân trên bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tiêm phòng cúm làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mạch vành lên tới 55%.
Bệnh cúm ở người lớn tuổi
Khi càng lớn tuổi, hệ miễn dịch càng suy giảm khiến cơ thể dễ bị virut cúm tấn công và khi cơ thể không đủ đề kháng thì cúm mùa có cơ hội gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài vấn đề tuổi tác người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh lý mãn tính, đây là yếu tố khiến họ phải nhập viện nhiều hơn khi nhiễm cúm.
Tiêm chủng vắc-xin cúm ở ở người lớn trên 65 tuổi giúp phòng ngừa 61% nguy cơ tử vong tại bệnh viện và rút ngắn đáng kể thời gian nằm viện.
Tiêm ngừa vắc-xin cúm để bảo vệ sức khỏe cho người lớn tuổi.
Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai
Bệnh cúm mùa có thể tự hồi phục nhưng biến chứng nặng vẫn có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể bị yếu đi và nhạy cảm hơn trước các tác nhân gây bệnh.
Tiêm chủng vắc-xin cúm ở phụ nữ mang thai giúp giảm 72% tỷ lệ nhập viện liên quan tới bệnh cúm và 29% tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Phụ nữ nên tiêm vắc-xin cúm trước khi mang thai hoặc có thể tiêm phòng cúm trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
Bệnh cúm ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc cúm, khi mắc bệnh thường lâu hơn người lớn. Bệnh cúm ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên có thể gâyra một số biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi… Trẻ dưới 5 tuổi có bệnh mạn tính như hen hoặc sức đề kháng kém có thể bị biến chứng nặng sau nhiễm cúm.
Tiêm chủng vắc-xin cúm đầy đủ cho trẻ > 3 tuổi giúp giảm 74% nguy cơ mắc cúm nặng đe dọa tính mạng¹⁰.
Khuyến cáo trẻ em nên tiêm phòng cúm hàng năm để kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của các chủng virus cúm.
Lợi ích của vắc-xin cúm tứ giá
Các vắc-xin tam giá hiện tại chứa 2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B có thể dẫn tới nguy cơ kém hiệu quả trong phòng bệnh cúm khi chủng cúm B lưu hành không phù hợp với thành phần cúm B trong vắc-xin tam giá.
Vắc-xin tứ giá bao gồm cả 2 chủng cúm B, giúp tăng cường hiệu quả phòng ngừa 4 chủng cúm phổ biến, thường gây ra các đợt dịch hiện nay.
Vắc-xin tứ giá được dự đoán giảm gánh nặng bệnh cúm nhiều hơn so với vắc-xin tam giá.
Vắc-xin cúm tứ giá bổ sung thêm 1 chủng cúm B giúp tăng hiệu quả bảo vệ của vắc-xin trước sự lưu hành của chủng cúm B khác nhau trong các năm.
Vắc-xin cúm tứ giá thế hệ mới tại Việt Nam
Theo quá trình phát triển của vắc-xin thì cấu trúc trong công thức vắc-xin ngày càng được hoàn hiện hơn. Thế hệ 1: là vắc-xin toàn phần – chứa các phần của virut nguyên vẹn. Thế hệ 2: vắc xin dạng mảnh, là các mảnh virut chứa protein và kháng nguyên bề mặt. Thế hệ 3: vắc-xin tiểu đơn vị, sản xuất bằng cách vỡ mảnh và tinh chế do đó chứa hầu hết các kháng nguyên bề mặt.
Vắc-xin tiểu đơn vị chỉ chứa các kháng nguyên cần thiết, không chứa tất cả các phân tử khác tạo nên vi rút, do đó, khả năng xảy ra phản ứng có hại đối với vắc-xin là rất thấp.
Tìm hiểu thêm: Vaccine cúm tứ giá mùa Nam bán cầu 2023 có gì mới?
Vắc-xin cúm tiểu đơn vị phù hợp cho nhiều đối tượng như trẻ em, người lớn, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
Tiêm vắc-xin cúm để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch cúm
Tiêm vắc-xin cúm giúp giảm các bệnh hô hấp liên quan đến cúm và thăm khám y tế, đồng thời giảm gánh nặng tổng thể cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm các nguồn lực y tế quan trọng trong đại dịch COVID-19.
Cúm và COVID-19 đều là các bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi các chủng vi rút khác nhau.
Các bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng dẫn đến phải nhập viện hoặc thậm chí tử vong.3
Địa điểm tiêm chủng:
- Hệ thống tiêm chủng VNVC, Viện Pasteur các khu vực, Viện Vệ Sinh Dịch Tể Trung Ương.
- Các trung tâm y tế dự phòng Quận, Huyện.
- Các phòng tiêm chủng tại các bệnh viện hoặc hệ thống phòng tiêm dịch vụ tư nhân.
HÃY ĐẶT LỊCH TIÊM CHỦNG NGAY
Vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia về các khuyến cáo khoảng cách thời gian giữa các lần tiêm chủng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vai trò của tiêm ngừa cúm trong giai đoạn hiện tại. a:care việt Nam hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn và gia đình.
Xem thêm:
- Những lưu ý trước khi tiêm cúm mùa bạn cần biết
- Có nên tiêm vaccine cúm cho người cao tuổi trước nguy cơ dịch chồng dịch?
Tài liệu tham khảo:
- Jaklevic MC, Flu Vaccination Urged During COVID-19 Pandemic. JAMA, 2020; 324(10): 926-927.
- Centers for Disease Control and Prevention. Interim Guidance for Routine and Influenza Immunization Services During the COVID-19 Pandemic. Available from: https://ww-w.cdc.gov/vaccines/pandemic- guidance/index. html (accessed 28th May 2021).
- Piroth L, Cottenet J, Mariet A-S et al. Comparison of the characteristics, morbidity, and mortality of COVID-19 and seasonal influenza: a nationwide, population-based retrospec- tive cohort study. Lancet Respir Med. 2021; 9: 251–59.
- Centers for Disease Control and Prevention. Frequently Asked Influenza (Flu) Questions: 2020-2021 Season. Available from: https://www.cdc.gov/flu/season/faq-flu-season- 2020-2021. htm?web=1&wdLOR=c16BE9AE6- CABD- C346-BA4B- A1A D4098C9FE (accessed 28th May 2021).
- Centers for Disease Control and Prevention. Interim Guidance for Routine and Influenza Immunization Services During the COVID-19 Pandemic. Available from: https://ww-w.cdc.gov/vaccines/pandemic- guidance/index. html(accessed 28th May 2021).