Viêm mũi xoang ở người lớn: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
- Ngày cập nhật: 17/11/2023
Mục lục
1. Định nghĩa
1.1 Viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm mũi và các xoang cạnh mũi được biểu hiện bởi hai hay nhiều triệu chứng nhưng ít nhất phải có 1 trong hai triệu chứng là ngạt mũi/chảy dịch mũi
1.2 Viêm mũi xoang cấp
Viêm mũi xoang cấp là tình trạng viêm mũi và các xoang cạnh mũi được biểu hiện bởi hai hay nhiều triệu chứng nhưng ít nhất phải có 1 trong hai triệu chứng là ngạt mũi/chảy dịch mũi. Thời gian bị bệnh ≤ 12 tuần.
1.3 Viêm mũi xoang mạn
Viêm mũi xoang mạn là tình trạng viêm mũi và các xoang cạnh mũi được biểu hiện bởi hai hay nhiều triệu chứng nhưng ít nhất phải có 1 trong hai triệu chứng là ngạt mũi/chảy dịch mũi. Thời gian bị bệnh > 12 tuần.
2. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang
2.1 Virus
- Cúm: thường gặp
- Corona : Covid
2.2. Vi khuẩn
- Phế cầu
- Liên cầu
- Tụ cầu
- H Influenza
2.3. Dị ứng
Có rất nhiều dị nguyên: phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, thực phẩm….
2.4. Nấm
- Candida: hay gặp
- Aspergillus….
2.5. Trào ngược dịch dạ dày
2.6. Yếu tố môi trường
- Khí hậu: quá lạnh, độ ẩm cao trong không khí
- Ô nhiễm không khí
- Khói: thuốc, công nghiệp…..
3. Triệu chứng viêm mũi xoang
3.1 Triệu chứng chính
- Ngạt mũi/ tắc mũi
- Chảy dịch mũi
- Giảm hoặc mất khứu giác
- Đau hoặc căng tức vùng mặt tương ứng với vị trí xoang
3.2 Triệu chứng phụ
- Ho
- Chảy dịch xuống họng
- Đau tai, hoặc cảm giác khó chịu ở tai
- Đau cung răng hàm trên
- Đau đầu
- Sốt
3.3 Nội soi
- Niêm mạc mũi xung huyết, phù nề
- Có dịch ở sàn mũi, khe giữa
- Có thể có polyp
3.4 Chụp phim cắt lớp vi tính mũi xoang
- Hình ảnh mờ trong xoang
- Hoặc thấy hình ảnh polyp
4. Chẩn đoán
4.1 Chẩn đoán xác định
- Có ít nhất 2 triệu chứng chính, trong đó 1 triệu chứng phải là ngạt mũi/chảy dịch mũi
- Có 1 triệu chứng chính là ngạt mũi/chảy dịch mũi + 2 triệu chứng phụ
- Nội soi: khe giữa có mủ
- Cắt lớp vi tính mũi xoang: hình ảnh mờ trong xoang
4.2 Chẩn đoán loại viêm mũi xoang
- Viêm mũi xoang cấp: thời gian bị bệnh ≤ 12 tuần
- Viêm mũi xoang mạn: thời gian bị bệnh > 12 tuần
4.3 Chẩn đoán nguyên nhân
Do virus
- Triệu chứng xuất hiện đột ngột
- Sốt cao
- Đau mỏi người.
- Chảy dịch mũi trong hoặc hơi đục
- Diễn biến: giảm dần 3- 5 ngày rồi hết
Vi khuẩn
- Sốt nhẹ
- Chảy dịch mũi trắng đục, vàng.. dịch đặc
- Ngạt tắc mũi
- Diễn biến: các triệu chứng tăng dần nếu không điều trị
Dị ứng
- Ngứa mũi
- Hắt hơi
- Chảy dịch mũi trong
- Không sốt
Nấm
- Chảy dịch mũi 1 bên
- Dịch mũi: màu trắng đục hoặc vàng.
- Không sốt
Răng
- Chảy mủ mũi 1 bên
- Mủ đặc, thối
- Ngạt mũi 1 bên
- Đau răng cùng bên viêm mũi xoang
Dị Vật
- Chảy mủ mũi 1 bên
- Mủ đặc, thối
- Ngạt mũi 1 bên
- Soi mũi thấy dị vật
5. Biến chứng do viêm xoang
Biến chứng về mắt
- Viêm nhiễm ổ mắt và quanh ổ mắt.
- Áp xe ổ mắt
- Giảm hoặc mất thị lực
- Viêm tắc ống lệ
Biến chứng nội sọ
- Viêm màng não
- Áp xe não
- Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
6. Viêm xoang được chẩn đoán như thế nào?
Chẩn đoán viêm xoang dựa trên thăm khám lâm sàng, kiểm tra mũi họng, kết hợp với các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Kiểm tra tai, mũi và họng xem có bị sưng, chảy dịch hay tắc nghẽn không? Nội soi mũi xoang có thể được sử dụng để xác định viêm xoang.
Các xét nghiệm khác để chẩn đoán viêm xoang bao gồm:
- Lấy dịch xét nghiệm: Mẫu dịch từ mũi để xác định virus, vi khuẩn hoặc tác nhân khác có thể gây ra triệu chứng.
- Chẩn đoán hình ảnh: Trong một số trường hợp, cần đến phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) để chẩn đoán viêm xoang
- Xét nghiệm dị ứng: Đối với trường hợp viêm xoang mạn tính, có thể cần kiểm tra xem người bệnh có bị dị ứng hay không.
7. Các thuốc sử dụng trong điều trị viêm xoang
Thuốc hạ sốt giảm đau. Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Sử dụng theo tờ hướng dẫn trên nhãn thuốc và không dùng quá 10 ngày.
Nước muối biển/ nước muối sinh lý. Rửa mũi và xoang bằng nước muối vài lần/ngày nhằm giảm đau do nghẹt mũi và giảm thời gian triệu chứng
Thuốc co mạch. Thuốc ở dạng thuốc uống, thuốc rỏ mũi hoặc dạng xịt mũi, làm giảm ngạt mũi . Không sử dụng thuốc thông mũi hơn 7 ngày liên tục.
Thuốc kháng viêm dạng xịt mũi: sử dụng ngắn hạn từ 3-5 ngày giúp giảm phù nề mũi, giảm triệu chứng.
Thuốc tiêu nhày giúp làm loãng chất nhầy, ít nhày dính hơn, từ đó giúp dễ dàng làm sạch mũi và xoang hơn.
Thuốc kháng sinh. Nếu nguyên nhân là nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc kháng sinh giúp rút ngắn thời gian viêm xoang và làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. đây là thuốc kê đơn, do vậy bắt buộc phải khám Bác sĩ, dùng thuốc theo đơn. Không tự ý mua kháng sinh để dùng khi không có chỉ định của Bác sĩ.
8. Một số phương pháp giúp viêm xoang dễ chịu hơn
Bên cạnh điều trị dùng thuốc, một số phương pháp khác giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn có thể kể đến như:
- Làm ẩm. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng. Cần lưu ý để làm sạch máy thường xuyên.
- Hít hơi nước có thể làm giảm nghẹt mũi. Hít hơi nước từ bát nước ấm (nhưng đừng quá nóng) hoặc ngồi trong phòng tắm.
- Sử dụng nhiệt ấm. Đắp một chiếc khăn ấm và ướt lên mặt có thể giúp giảm cảm giác căng tức.
- Vệ sinh xoang đúng cách. Rửa mũi bằng dung dịch nước muối để loại bỏ chất nhầy và giữ ẩm cho xoang.
- Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy, làm giảm tắc nghẽn trong xoang.
- Hạn chế rượu vì làm nặng thêm tình trạng sưng viêm.
- Nghỉ ngơi hợp lý. Khi bị viêm xoang, ngủ đủ giấc và giữ tâm lý thoải mái có thể giúp cho cơ thể phục hồi tốt hơn.
9. Phòng bệnh viêm xoang như thế nào?
Có thể phòng ngừa viêm xoang bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với tác nhân vi rút, vi trùng và các chất gây dị ứng. Như vậy, bạn đọc cần lưu ý những điểm sau:
- Tránh tiếp xúc gần với những người đang bị cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Tiêm phòng cúm hàng năm
- Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng mũi.
- Không hút thuốc, và tránh khói thuốc thụ động .
- Giữ gìn vệ sinh nhà ở, môi trường sống
- Vệ sinh mũi họng đúng cách
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trong mùa lạnh và mùa cúm, đồng thời cố gắng không chạm vào mặt.
Xem thêm:
- Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm xoang cấp ở người lớn
- Các bài viết về bệnh viêm mũi dị ứng
Tài liệu tham khảo
1.WebMD. What Is Sinusitis? WebMD. Published September 14, 2016. https://www.webmd.com/allergies/sinusitis-and-sinus-infection
2.Rosenfeld RM, Piccirillo JF, Chandrasekhar SS, et al. Clinical practice guideline (update): adult sinusitis. Otolaryngol Head Neck Surg. 2015;152(2 Suppl):S1-S39. doi:10.1177/0194599815572097
3.Antimicrobial treatment guidelines for acute bacterial rhinosinusitis. Sinus and Allergy Health Partnership. Otolaryngol Head Neck Surg. 2000;123(1 Pt 2):5-31.
4.UpToDate. www.uptodate.com. Accessed October 24, 2023. https://www.uptodate.com/contents/chronic-rhinosinusitis-clinical-manifestations-pathophysiology-and-diagnosis#H22932626
5.Fokkens WJ, Lund VJ, Hopkins C, et al. European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps 2020. Rhinology. 2020;58(Suppl S29):1-464. Published 2020 Feb 20. doi:10.4193/Rhin20.600
6.Centers for Disease Control and Prevention. Suffering from a sinus infection? Centers for Disease Control and Prevention. Published April 26, 2021. https://www.cdc.gov/antibiotic-use/sinus-infection.html
7.Sinusitis (Sinus Infection or Sinus Inflammation). Asthma & Allergy Foundation of America. Accessed October 24, 2023. https://aafa.org/allergies/allergy-symptoms/sinusitis-sinus-infection/
8.DeBoer DL, Kwon E. Acute Sinusitis. In: StatPearls. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; August 7, 2023.
9.Australia H. Sinusitis. www.healthdirect.gov.au. Published October 11, 2023. Accessed October 24, 2023. https://www.healthdirect.gov.au/sinusitis#resources