Viên uống tránh thai hàng ngày: Giải đáp những câu hỏi thường gặp

- Ngày cập nhật: 26/4/2024
Mục lục
- Có những loại viên uống tránh thai nào?
- Sự khác biệt giữa các loại viên uống tránh thai?
- Làm thế nào để chọn loại viên uống tránh thai phù hợp?
- Viên uống tránh thai có làm tăng cân không?
- Viên uống tránh thai có giúp giảm mụn không?
- Viên uống tránh thai nào giúp giảm đau bụng kinh?
- Có cần kiểm tra định kỳ khi đang sử dụng thuốc tránh thai không?
- Sử dụng thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục không?
- Có thể ngừng uống thuốc tránh thai bất cứ lúc nào hay không?
- Viên uống tránh thai có tác dụng phụ gì không?
1. Có những loại viên uống tránh thai nào?
Có 2 loại chính:
+ loại uống hàng ngày- uống liên tục trong tháng, hiệu quả tránh thai cao trên 99%
+ loại uống khẩn cấp- uống sau khi đã quan hệ tình dục có nguy cơ mang thai, hiệu quả tránh thai thấp chỉ từ 79-80%.
2. Sự khác biệt giữa các loại viên uống tránh thai?
Loại viên uống tránh thai | Hàng ngày | Khẩn cấp |
Thời điểm sử dụng | Chủ động, tốt nhất từ ngày 2-5 của chu kỳ kinh | Thụ động, sau khi quan hệ tình dục có nguy cơ mang thai. |
Thời gian có hiệu quả tránh thai | Suốt chu kỳ và lâu dài | 72 giờ sau quan hệ tình dục; càng uống trễ thì hiệu quả càng giảm. |
Hiệu quả tránh thai | Trên 99% | 75-89% |
3. Làm thế nào để chọn loại viên uống tránh thai phù hợp?
Bạn cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên về sản phụ khoa và /hoặc dược sĩ nhà thuốc trước khi quyết định loại viên thuốc tránh thai. Với loại uống hàng ngày dùng chủ động và lâu dài, bạn nên dùng trong 90 ngày đầu tiên theo hướng dẫn, để đủ thời gian đánh giá tác dụng phụ, nếu có của thuốc.

4. Viên uống tránh thai có làm tăng cân không?
Tuỳ loại. Nhiều nghiên cứu mới, được Hội ngừa thai châu Âu công bố năm 2021 cho thấy với thành phần thuốc có đặc tính không giữ nước, giữ muối và hàm lượng thuốc ở mức trung bình và thấp thì có đến hơn 82% phụ nữ không thay đổi cân nặng hoặc có giảm cân, chỉ hơn 10% phụ nữ có tăng cân nhẹ, trong đó một phần nguyên nhân có thể đến từ chế độ sinh hoạt hay ăn uống chưa phù hợp.
5. Viên uống tránh thai có giúp giảm mụn không?
Tuỳ loại. Nếu trong thành phần viên uống tránh thai chứa hoạt chất có tác dụng kháng androgen, không làm tăng tiết chất bã nhờn trên da mặt, thì sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng mụn, nhất là các mức độ mụn từ trung bình đến nặng.

6. Viên uống tránh thai nào giúp giảm đau bụng kinh?
Các viên thuốc tránh thai có đặc tính không giữ nước giữ muối (progestin thế hệ 4…) và hàm lượng thuốc ở mức trung bình và thấp (30 µg và 20 µg)- đang có trên thị trường Việt nam hiện nay- giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau bụng kinh, lượng kinh nhiều và chướng bụng mỗi khi hành kinh- đây là công bố năm 2013 từ một số nghiên cứu tiến hành trên nhóm phụ nữu dung viên thuốc tránh thai trong 6 chu kỳ.
7. Có cần kiểm tra định kỳ khi đang sử dụng thuốc tránh thai không?
Có. Kiểm tra định kỳ sức khỏe sinh sản mỗi 6 tháng- là tiêu chí bình thường của người phụ nữ tuổi sinh đẻ. Khi đang sử dụng viên thuốc tránh thai, việc kiểm tra định kỳ giúp người phụ nữ an tâm sử dụng thuốc lâu dài.

8. Sử dụng thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục không?
Nghiên cứu thực tế đã chứng minh: thuốc tránh thai hàm lượng thấp không tác động gì đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, có cải thiện nhẹ về sức khỏe tình dục nhất là ở hình thái tăng phấn khích tình dục.
9. Có thể ngừng uống thuốc tránh thai bất cứ lúc nào hay không?
Không nên ngừng đột ngột viên thuốc tránh thai khi chưa uống hết vỉ thuốc, vì có thể gây ra máu âm đạo không đúng chu kỳ. Khi hết vỉ thuốc, người phụ nữ hoàn toàn có thể ngưng uống vỉ mới khi không muốn tránh thai nữa hoặc muốn chuyển sang biện pháp tránh thai khác.
10. Viên uống tránh thai có tác dụng phụ gì không?
Tùy từng loại viên uống tránh thai hàng ngày, mà có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, căng cứng ngực, đau đầu, đau nửa đầu, tăng cân,… Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh phương pháp tránh thai phù hợp
Bên cạnh đó, cũng cần biết về nguy cơ hình thành cục máu đông liên quan đến các loại thuốc tránh thai, mặc dù tỷ lệ là rất thấp. Nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch) khác nhau giữa các loại thuốc tránh thai và tùy thuộc vào thành phần hormone của thuốc tránh thai đó. Dao động từ 5 đến 12 trường hợp huyết khối tĩnh mạch trên 10.000 phụ nữ sử dụng trong một năm.
Xem thêm: